Hiện nay, Bluetooth là một trong những công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thực sự hiểu rõ Bluetooth là gì. Đừng lo, Gockhampha.edu.vn.COM.VN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Bluetooth là gì? Tính ứng dụng của Bluetooth trong cuộc sống
Contents
Bluetooth là gì?
Định nghĩa
Bluetooth là một công nghệ cho phép các thiết bị điện tử kết nối với nhau và trao đổi dữ liệu mà không cần cáp kết nối. Qua đó, người dùng có thể truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác ở một khoảng cách ngắn và vị trí cố định.
Với dải tần 2.4Hz, Bluetooth được ứng dụng để truyền dữ liệu trong bán kính 10 – 100m, đồng thời tốc độ lên đến 720Kbps.
Lịch sử phát triển
Bluetooth được đặt theo tên của Harald Bluetooth – một vị vua của nước Đan Mạch. Ông được biết đến là một người giỏi giao tiếp và có khả năng thương lượng với người khác. Sau đó, công nghệ Bluetooth được một kỹ sư của công ty viễn thông Ericsson phát triển vào năm 1994.
Ở giai đoạn tiếp theo, Bluetooth đã được Bluetooth Special Interest Group (SIG) chuẩn hóa. Đây là một tổ chức được thành lập bởi những hãng công nghệ hàng đầu IBM, Intel, Ericcson, Toshiba, Nokia và có sự hợp tác với Microsoft, Apple, Lenovo.
Vào ngày 20/5/1999, Bluetooth đã được chuẩn hóa, sau đó được công bố rộng rãi. Chỉ sau vài năm, công nghệ này đã nhanh chóng được ứng dụng trên toàn cầu.
Nguyên lý hoạt động của Bluetooth
Khi bạn bật tính năng Bluetooth, thiết bị sẽ tự động tìm kiếm tần số tương thích, sau đó di chuyển để kết nối với các thiết bị trong khu vực nhất định. Phạm vi phủ sóng của Bluetooth bao gồm 3 class:
- Class 1: Bán kính 100m với công suất 100mW.
- Class 2: Bán kính 10m với công suất 2.5mW.
- Class 3: Bán kính 5m với công suất 1mW.
Tính ứng dụng của Bluetooth
Có thể thấy Bluetooth được ứng dụng một cách rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của nó:
- Giao tiếp, điều khiển và kết nối tai nghe không dây với điện thoại.
- Kết nối mạng không dây giữa các máy tính trong phạm vi hẹp mà không tốn nhiều băng thông.
- Chia sẻ kết nối internet giữa các thiết bị.
- Giao tiếp, tương tác không dây với các thiết bị ngoại vi như chuột, tai nghe, máy in, smart watch,…
- Truyền tập tin giữa các thiết bị có kết nối Bluetooth.
- Giải pháp công nghệ trong nhiều lĩnh vực như quét mã vạch, thiết bị giao thông, thiết bị y tế, định vị,…
Tìm hiểu thêm: Điện là gì? Dòng điện là gì? Tìm hiểu các thuật ngữ về điện
Các chuẩn kết nối Bluetooth hiện nay
Chuẩn Bluetooth |
Đặc điểm nổi bật |
Bluetooth 1.1 |
Được cải tiến so với phiên bản đầu tiên ra mắt. Khắc phục được nhiều lỗi nhưng tốc độ vẫn chỉ ở mức 1Mbps. |
Bluetooth 1.2 |
Sử dụng băng tần 2.4Ghz, tốc độ đã được cải tiến. |
Bluetooth 2.0 + ERD |
Được trình làng vào tháng 7/2007. Tốc độ được nâng lên thành 2.1Mbps giúp truyền thông tin nhanh hơn. Đồng thời đường truyền cũng ổn định hơn. |
Bluetooth 2.1 + ERDC |
Phát triển cơ chế kết nối ở phạm vi nhỏ. Hiệu suất được cải thiện, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn so với người anh em trước đó. |
Bluetooth 3.0 + HS (High Speed) |
Phiên bản ra mắt năm 2009 này sở hữu tốc độ đã được nâng lên đáng kể, đạt mức 24Mbps nhờ vào sóng High Speed. Sử dụng hiệu quả nhất trong phạm vi 10m. |
Bluetooth 4.0 |
Công bố trên thị trường vào ngày 30/6/2010. Phiên bản 4.0 cho phép người dùng kết nối và truyền dữ liệu với tốc độ cao, đồng thời sử dụng ít năng lượng hơn nhờ sự kết hợp giữa bản 2.1 và 3.0. |
Bluetooth 4.1 |
Được cập nhật từ bản Bluetooth 4.0, khả năng truyền dữ liệu đã có nhiều nâng cấp. Giờ đây, 4G và Bluetooth đã có thể sử dụng cùng lúc mà không chồng chéo lên nhau. |
Bluetooth 4.2 |
Công bố đến người dùng vào năm 2014, phiên bản này có tốc độ gấp 2.5 lần so với người tiền nhiệm, giảm bớt điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, người dùng còn có thể kết nối Internet thông qua địa chỉ IPv6. |
Bluetooth 5.0 |
Ra mắt vào ngày 16/6/2016, Bluetooth 5.0 được nâng cấp hiệu năng một cách toàn diện. Tốc độ giờ đây đã gấp 2 lần, tiết kiệm điện gấp 2.5 lần và phạm vi phủ sóng rộng gấp 4 lần bản 4.0. |
Bluetooth 5.1 |
Phát triển thêm tính năng định vị AoA (Angle of Arrival) và AoD (Angle of Departure), hỗ trợ xác định vị trí của thiết bị một cách chính xác. Ngoài ra với kết nối không cần gói dữ liệu, giúp tiêu tốn ít điện năng và giao diện cũng trực quan hơn. |
Bluetooth 5.2 |
Trình làng vào năm 2020, phiên bản này đã được tăng mã hóa và giảm độ trễ trong kết nối nhờ giao thức thuộc tính nâng cao (EATT). Đồng thời chất lượng được cải tiến ổn định hơn với tính năng kiểm soát LEPC. Bên cạnh đó, người dùng có thể kết nối, chia sẻ hai chiều và cùng lúc với nhiều thiết bị. |
Một số loại cấu hình Bluetooth thông dụng
Cấu hình |
Đặc điểm |
A2DP |
Cấu hình này hỗ trợ truyền âm thanh đa phương tiện với chất lượng tương đương tai nghe có dây. A2DP được ứng dụng nhiều trong hệ thống âm thanh của xe hơi và tai nghe Bluetooth. |
AVRCP |
Đây là cấu hình cung cấp tính năng điều khiển từ xa trên các thiết bị. Nhờ vào cấu hình này, bạn có thể thực hiện các thao tác chuyển tiếp/quay lại/tạm dừng khi phát nhạc. |
HSP |
Cấu hình HSP giúp kết nối điện thoại với tai nghe không dây hai chiều. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng công nghệ này để thực hiện cuộc gọi qua mạng. |
HFP |
Cấu hình này hỗ trợ việc điều khiển, tương tác với điện thoại trong quá trình lái xe. Qua đó, nó được sử dụng nhiều trên hệ thống xe hơi. |
FTP |
Giúp người dùng truyền tệp giữa các thiết bị đã được kết nối Bluetooth. |
HID |
Hỗ trợ khả năng kết nối Bluetooth trên các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, điều khiển từ xa,… |
BAS |
Cho phép thiết bị Bluetooth được phép can thiệp vào dung lượng pin. |
DIS |
Cung cấp khả năng truy cập thông tin, tính năng Plug & Play trên các thiết bị Bluetooth. |
CTSC |
Giúp bạn chia sẻ thời gian với những thiết bị đã được kết nối Bluetooth khác. |
IAS |
Cấu hình này giúp gửi cảnh báo tức thời đến người dùng. Được ứng dụng trong việc gửi tin nhắn an toàn thông tin đến bạn. |
LLS |
Cung cấp tính năng gửi thông báo đến thiết bị của bạn trong trường hợp bị ngắt kết nối Bluetooth. |
LNS |
Cho phép chia sẻ thông tin về vị trí của bạn thông qua các thiết bị Bluetooth. Được ứng dụng nhiều trong các hoạt động ngoài trời. |
Những lưu ý để đảm bảo an toàn bảo mật khi sử dụng Bluetooth
Để bảo mật thông tin khi kết nối Bluetooth, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Chỉ bật tính năng Bluetooth khi cần sử dụng.
- Bật chế độ hidden trên thiết bị.
- Kiểm tra các các thiết bị đã ghép đôi định kỳ.
- Quét virus định kỳ cho các thiết bị.
Một số thắc mắc liên quan đến Bluetooth
Sự khác biệt giữa Bluetooth và WiFi?
Cả hai đều có điểm chung là các chuẩn kết nối không dây, đồng thời hoạt động với sóng Radio (tần số 2.4Ghz). Tuy nhiên, đây là hai sóng vô tuyến khác biệt hoàn toàn. WiFi hỗ trợ kết nối Internet với tốc độ cao, trong khi Bluetooth giúp các thiết bị kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau.
Phạm vi kết nối tối đa của Bluetooth là bao nhiêu?
Hiện nay, hầu hết các thiết bị Bluetooth có thể được kết nối trong bán kính 10m. Nếu giữa đường truyền có các chướng ngại vật thì khoảng cách này sẽ giảm đi. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phiên bản Bluetooth 5.0 đã hỗ trợ kết nối với phạm vi lên đến 60m.
>>>>>Xem thêm: Bảo trợ xã hội là gì? Đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về Bluetooth là gì cũng như những ứng dụng của nó. Tận dụng những tính năng hữu ích của Bluetooth sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động truyền dữ liệu. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để chúng mình giải đáp ngay nhé.