Chất chống oxy hóa là một thuật ngữ khá quen thuộc trong nhiều thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe. Vậy chất chống oxy hóa là gì? Cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu rõ nhé!
Bạn đang đọc: Chất chống oxy hóa là gì? Vai trò và Lợi ích đối với cơ thể?
Contents
Chất chống oxy hóa là gì?
Chất chống oxy hóa có thể hiểu là các phân tử chống lại các gốc tự do có trong cơ thể. Nếu mật độ của gốc tự do trong cơ thể quá cao có thể gây ra các loại bệnh ở người chẳng hạn như bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Cơ thể cũng có khả năng tạo ra các chất chống oxy hóa để kiểm soát được các gốc tự do. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn được tìm thấy ở các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Ngoài ra, vitamin E và vitamin C cũng có đặc tính chống oxy hóa cao. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa này còn được áp dụng trong việc bảo quản thực phẩm.
Lợi ích của chất chống oxy hoá đối với cơ thể
Chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ và tổn thương do stress oxy hóa gây ra cho cơ thể. Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa gồm: khử gốc, cho điện tử hydro, khử oxy đơn, phân hủy peroxide, ức chế enzyme, tổng hợp và tác nhân chelat hóa kim loại.
Bên cạnh đó, chúng còn giúp cơ thể giảm tối thiểu hiện tượng suy giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng, giảm cholesterol và bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, chúng giúp da chống lại tia UV, kháng viêm và chậm lão hóa da.
8 chất chống oxy hoá tốt cho làn da
Vitamin C
Vitamin C ngoài việc giúp tăng miễn dịch cơ thể, chúng còn là chất chống oxy hóa giúp làn da chắc khỏe và tính toàn vẹn của da. Đặc biệt, vitamin C giúp giảm sự tăng sắc tố và đẩy mạnh việc sản xuất collagen. Nó cũng làm giảm tần suất xuất hiện các đốm đen bằng cách ngăn chặn việc sản xuất quá mức của sắc tố da.
Vitamin E
Vitamin E có chức năng bảo vệ màng tế bào khỏi quá trình oxy hóa. Đặc biệt, vitamin E giúp các thành phần lipid của da luôn được bảo tồn toàn vẹn và giảm nguy cơ phát triển các bệnh về da như bệnh chàm dị ứng và bệnh vẩy nến.
Bên cạnh đó, khi bạn thoa kem dưỡng da thì vitamin E sẽ có công dụng chống lại tình trạng da bị cháy nắng, tăng sắc tố và có thể dẫn đến ung thư da.
Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, vitamin D còn giúp da chống lại các tác nhân gây tổn thương và viêm nhiễm, làm chậm lão hóa da.
Polyphenol
Trà xanh là nguồn giàu chất chống oxy hóa polyphenol. Chúng có khả năng chống nếp nhăn. Polyphenol có thể trung hòa được các gốc tự do, tăng cường sản xuất collagen và sợi elastin, giảm mức độ của enzym phân hủy collagen trong da. Bên cạnh đó chúng còn làm chậm sự phát triển ung thư da.
Vitamin B3
Vitamin B3 có chức năng điều chỉnh lượng lipid trong máu, giảm huyết áp, hỗ trợ chức năng não và tăng cường mức năng lượng. Đặc biệt vitamin B3 là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe làn da.
Loại vitamin này còn có công dụng giảm sắc tố da và mẩn đỏ, bảo vệ làn da khỏi tác nhân gây hại và giảm viêm. Ngoài ra, vitamin B3 có thể điều trị mụn trứng cá hiệu quả, viêm da dị ứng, chứng tăng sắc tố và bệnh trứng cá đỏ.
Vitamin A
Vitamin A còn có tên gọi là retinol cũng đem lại lợi ích cho da. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh nên chúng có thể bảo vệ da trước tia cực tím có hại, góp phần cải thiện tình trạng da chảy xệ và nếp nhăn.
Bên cạnh đó, vitamin A còn giúp giảm nguy cơ ung thư da, mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. Đặc biệt, không được bôi retinol tại chỗ bởi có thể gây ra các phản ứng kích thích chẳng hạn như bỏng hoặc tróc da.
Astaxanthin
Astaxanthin được sản xuất từ nhiên từ một số vi khuẩn, nấm men và vi tảo. Hợp chất này có khả năng ngăn chặn bệnh về da và tăng cường quá trình sửa chữa. Một số bằng chứng cho thấy kết hợp liều lượng tại chỗ và đường uống của astaxanthin sẽ giúp da khóa độ ẩm và làm mờ nếp nhăn nhỏ.
Resveratrol
Resveratrol là chất chống oxy hóa được tìm thấy ở trong nho đỏ, rượu vang đỏ, đậu phộng, nước ép nho, cacao. Đa số các nghiên cứu cho thấy hợp chất này rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cho thấy resveratrol cũng có khả năng bảo vệ da trước sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiễm trùng da, thậm chí là ung thư da.
Tìm hiểu thêm: PUFA là gì? Vai trò và những thực phẩm chứa PUFAs
Vai trò của chất chống oxy hoá
Chất chống oxy hóa có 2 loại:
- Chất chống oxy hóa tan trong nước hoạt động cả bên trong và ngoài tế bào.
- Chất chống oxy hóa tan trong chất béo hoạt động chủ yếu trong màng tế bào.
Vai trò của chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống như sau:
- Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa tan trong nước và là chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Vitamin E: Đây là chất chống oxy hóa tan được trong chất béo có vai trò bảo vệ màng tế bào chống lại các tác hại của quá trình oxy hóa.
- Flavonoid: Đây là nhóm chất chống oxy hóa thực vật có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe.
Nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá
Socola
Socola được làm từ bột ca cao và bơ ca cao với tỷ lệ đường và sữa vừa phải để có thể tạo được vị ngọt béo vừa đủ. Do đó, socola chứa đa dạng chất chống oxy hoá như: catechin, flavanols và polyphenol.
Việt quất
Trong việt quất có khá nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe cũng như cải thiện quá trình lão hóa, phòng tránh bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, nhờ hàm lượng phenol có trong việt quất mà có thể bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện trí nhớ.
Dâu tây
Dâu tây có hàm lượng ellagtannin và axit allagic cao gấp 11 lần so với các loại trái cây khác. Do đó, 2 hợp chất này có thể ức chế được sự hoạt động của gốc tự do, từ đó ngăn chặn được quá trình lão hóa da.
Kỷ tử
Kỷ tử là loại gia vị quen thuộc với gian bếp Việt và các phương thuốc gia truyền. Vị của nó chua ngọt khá lạ miệng. Đặc biệt nó cung cấp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Cải xoăn
Cải xoăn là loại rau phổ biến trong việc giúp chị em làm đẹp da và giảm cân hiệu quả. Trong cải xoăn có chứa hợp chất chống oxy hóa như kaempferol và flavonoid quercetin nên có khả năng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm huyết áp.
Sản phẩm từ sữa, trứng và gan
Trong sản phẩm từ sữa, trứng và gan chứa nhiều vitamin A. Chúng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của tế bào tim, thận, phổi và các cơ quan khác.
Gạo, ngô, lúa mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác
Gạo, ngô, lúa mì và các ngũ cốc nguyên hạt khác có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chúng giúp cải thiện vóc dáng và hệ thống tim mạch rất hiệu quả.
Bạn có nên bổ sung chất chống oxy hóa?
Chế độ ăn uống bổ sung chất chống oxy hóa rất cần thiết nhưng ở mức độ vừa phải. Hiển nhiên nếu hấp thụ quá nhiều chất chống oxy hóa sẽ gây ra nhiều phản ứng độc hại cũng như thúc đẩy hơn là ngăn ngừa tổn thương oxy hóa – nghịch lý chống oxy hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy nếu lượng chất chống oxy hóa cao sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở người. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không được bổ sung chất này ở liều lượng cao.
Ngoài ra, việc bổ sung chất chống oxy hóa từ thức ăn cũng làm giảm các tình trạng nguy hại đến sức khỏe hơn là dùng thực phẩm chức năng.
>>>>>Xem thêm: Core Yoga là gì? Lợi ích và cách tập Core Yoga cho người mới bắt đầu
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chất chống oxy hóa là gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn. Hãy cùng chờ đón bài viết thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!