Để đảm bảo sức khỏe tim mạch thì việc theo dõi chỉ số BPM là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến chỉ số sức khỏe này. Vì thế, hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu chỉ số BPM là gì cũng như các thông tin liên quan đến chỉ số sức khỏe này ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chỉ số BPM là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?
Contents
Tìm hiểu về chỉ số BPM
BPM là từ viết tắt của “beats perminute”. Đây là một đơn vị đo nhịp tim, thể hiện số lần tim đập trong một phút. Với người khỏe mạnh, tim có thể đập trung bình từ 60 – 90 nhịp mỗi phút.
Tuy nhiên, đối với những người bị stress hoặc lo lắng quá độ, nhịp tim của bạn có thể vượt quá 100 BPM. Trong trường hợp bị kích thích tâm lý hoặc gặp một cú sốc quá mạnh, nhịp tim được đo có thể đạt đến 150 – 200 BPM.
Nên hạn chế tình trạng nhịp tim đập quá cao, bởi khi này tim của bạn sẽ bị quá tải, khiến nó không nhận đủ máu để bơm đến não và các cơ quan khác của cơ thể. Việc này, sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tệ hơn có thể ngất xỉu và gặp các vấn đề vè sức khỏe khác.
Chỉ số BPM của người bình thường là bao nhiêu?
Mỗi độ tuổi có chỉ số BPM khác nhau và chỉ số này giảm dần theo độ tuổi. Mời bạn xem bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.
Độ tuổi | Nhịp tim (lần/phút) |
Trẻ sơ sinh | 100 – 160 |
Trẻ dưới 5 tháng tuổi | 90 – 150 |
Từ 6 – 12 tháng | 80 – 140 |
Từ 1 – 3 tuổi | 80 – 130 |
Từ 4 – 5 tuổi | 80 – 120 |
Từ 6 – 10 tuổi | 70 – 110 |
Từ 11 – 14 tuổi | 60 – 105 |
Từ 15 – 20 tuổi | 60 – 80 |
Trên 20 tuổi | 50 – 80 |
Khi nào cần thực hiện đo BPM?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, người bệnh nên đo chỉ số BPM để kiểm tra tình trạng sức khỏe tim mạch. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng sau đây:
- Nhịp tim đập nhanh chậm bất thường. Có thể xuất hiện các biểu hiện như: hồi hộp, chóng mặt và đôi khi ngất xỉu.
- Đánh trống ngực, nhịp tim rối loạn. Đồng thời , sẽ cảm thấy khó thở và đau ngực.
- Đã áp dụng các biện pháp chăm sóc hoặc thuốc hỗ trợ nhưng tình trạng rối loạn nhịp tim vẫn còn xuất hiện.
- Xuất hiện các triệu chứng bao gồm: Cơ thể trở nên mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân, đau nhức người và đổ mồ hôi thường xuyên.
Phân biệt giữa BPM và huyết áp
Chỉ số BPM |
Huyết áp |
|
|
Những tips duy trì chỉ số BPM ổn định
Để duy trì chỉ số BPM ổn định và cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Bạn có thể tham khảo và thực hiện các tips sau đây:
- Tập luyện thể thao: Thường xuyên vận động và tập những bài tập phù hợp với cơ thể. Bên cạnh đó, các môn thể thao sẽ giúp tim của bạn khỏe lên trông thấy.
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Để duy trì trái tim khỏe ngoài vận động thì việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết.
- Trang bị các thiết bị kiểm tra sức khỏe: Không cần tới các trung tâm y tế, bạn hoàn toàn có thể tự đo huyết áp tại nhà , bằng cách trang bị các thiết bị y tế như: máy đo huyết áp, đồng hồ thông minh đo nhịp tim,…
- Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe: Để đảm bảo sức khỏe cơ thể và có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.
Tìm hiểu thêm: Saffron là gì? 11 tác dụng của Saffron đối với sức khỏe
Hướng dẫn đo nhịp tim bằng đồng hồ thông minh Galaxy Watch
Bạn có thể đo nhịp tim và theo dõi chỉ số BPM thường xuyên bằng đồng hồ thông minh Galaxy Watch. Cùng Dinhnghia xem ngay các hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé!
- Bước 1: Nhấn nút nguồn trên đồng hồ thông minh để khởi động.
- Bước 2: Chạm chọn ứng dụng “Samsung Health” hiển thị trên màn hình.
- Bước 3: Nhấn chọn Đo nhịp tim sau đó, nhấn vào Measure (Đo).
- Bước 4: Sau khi đồng hồ đo và hiện kết quả, bạn có thể nhấn Tag để ghi chú lại trong nhật ký.
>>>>>Xem thêm: Street workout là gì? Các bài tập street workout cơ bản nhất
Vậy là bạn đã biết chỉ số BPM là gì cũng như các thông tin cũng như hướng dẫn chi tiết cách đo chỉ số này bằng đồng hồ thông minh Galaxy Watch rồi. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Gockhampha.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe hằng ngày nhé! Chúc bạn đo lấy chỉ số BPM thành công.