Nếu là người yêu thích và thường xuyên theo dõi anime thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều kiểu nhân vật khác nhau và một trong số đó là chuunibyou. Vậy Chuunibyou là gì? Biểu hiện của hội chứng tuổi dậy thì Chūnibyō gồm những triệu chừng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này. Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Chuunibyou là gì? Biểu hiện của hội chứng tuổi dậy thì Chūnibyō
Contents
- 1 Chuunibyou là gì?
- 2 Biểu hiện của hội chứng tuổi dậy thì chuunibyou
- 3 Chuunibyou xấu hay tốt?
- 4 6 nhân vật mắc hội chứng Chuunibyou trong anime
- 4.1 Shun Kaido trong anime Saiki Kusuo no Psi Nan
- 4.2 Kobato Hasegawa trong anime Boku wa Tomodachi ga Sukunai
- 4.3 Rikka Takanashi trong anime Chuunibyou demo Koi ga Shitai
- 4.4 Ako Tamaki trong anime Netoge no Yome wa Onnanoko ja Nai to Omotta?
- 4.5 Jurai Andon trong anime Inou- Battle wa Nichijou-kei no Naka de
- 4.6 Ame Ochibana trong anime Denpa teki na Kanojo
Chuunibyou là gì?
Khái niệm
Chuunibyou có tên đầy đủ là Chuugakkou Ninen Byou đây là thuật ngữ chỉ về một căn bệnh của những cô cậu học sinh tuổi dậy thì. Những người mặc phải hội chứng tâm lý Chuunibyou sẽ thường xuyên pha lẫn giữa thế giới ảo và thực tại với nhau, họ thường coi mình như những người đặc biệt, sở hữu siêu năng lực thần bí nào đó.
Cụm từ này xuất hiện đầu tiên bởi Hikaru Ijuin trong chương trình Radio – Hikaru Ijunin’s UP’s do ông làm người dẫn chương trình. Hội chứng tâm lý này thường xảy ra với các thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, khoảng năm 2 trung học cơ sở của hệ thống giáo dục Nhật Bản. Khi dịch ra tiếng Việt Chuunibyou có nghĩa là hội chứng tuổi dậy thì hay còn được phổ biến ở Việt Nam với cái tên – Ảo tưởng sức mạnh.
Các loại Chuunibyou phổ biến
Người luôn nghĩ mình có năng lực siêu nhiên: Người thuộc loại Chuunibyou này là người mê mẩn, phát cuồng với năng lực siêu nhiên, ngày nào cũng tưởng tượng về nó đến mức nghĩ mình có phép thuật bí ẩn nào đó. Họ sẽ không chấp nhận bị đối xử như một người bình thường vì nghĩ mình mang dòng máu cao quý, đặc biệt.
Ảo tưởng mình là kẻ phạm tội: Đây là những người chán ghét cuộc sống, những quy luật hiện tại, muốn phá bỏ những quy tắc cũ, sống một cuộc sống tự do tự tại theo cách mình muốn mà không phải tuân theo sự gò bó nào cả. Những người này còn được gọi là nhóm Anti social (phản xã hội). Tuy nhiên, ngoại trừ việc tưởng tượng ra những băng đảng của riêng mình thì họ không thể làm gì khác.
Quay lưng với xu hướng chung: Những người thuộc nhóm này thường sẽ kịch liệt phản đối, đi ngược lại với những thứ được nhiều người yêu thích. Họ cố gắng tạo cho mình những sở thích riêng, yêu quý những điều không giống ai để làm cho mình trở nên khác biệt, thu hút sự chú ý của mọi người.
Biểu hiện của hội chứng tuổi dậy thì chuunibyou
Những biểu hiện phổ biến để bạn nhìn nhận một ai đó xung quanh bạn, những người bạn tiếp xúc có đang mắc hội chứng tuổi dậy thì Chuunibyou hay không bao gồm:
- Họ luôn sống khép kín, có xu hướng tách biệt với thế giới bên ngoài.
- Luôn sợ bị mọi người đối xử, coi mình như trẻ con.
- Khả năng giao tiếp xã hội kém, nhút nhát.
- Đam mê, yêu thích các nền văn hóa ngoại lai một cách thái quá và không bị ảnh hưởng bởi các xu thế xã hội.
- Luôn cho rằng bên trong mình có một sức mạnh vô hình, một phép thuật siêu nhiên nào đó và lúc nào cũng ảo tưởng về sức mạnh, khả năng của bản thân.
Chuunibyou xấu hay tốt?
Chuunibyou xấu hay tốt thì cần phải xem xét ở rất nhiều các khía cạnh khác nhau, vì bản thân Chuunibyou chỉ là một triệu chứng tâm lý bình thường và không cần phải can thiệp bởi thuốc hay bất cứ liệu pháp chữa trị nào.
Tuy nhiên nếu những cá nhân mắc phải hội chứng này quá phấn khích ví dụ như những người thuộc nhóm Phản xã hội sẽ dẫn đến những hành vi gây hại đến cộng đồng. Bên cạnh đó, Chuunibyou cũng rất nguy hiểm vì nó được xem là tiền đề của Hikikomori – những người tự kỉ, chỉ sống trong bốn bức tường, không bước chân ra ngoài, dần cách biệt với xã hội.
Tìm hiểu thêm: Quản trị marketing là gì? Điều cần biết về quản trị marketing
Bên cạnh những mặt xấu trên, Chuunibyou cũng mang lại rất nhiều lợi ích khi được ứng dụng vào trong việc chữa trị cho những người từng gặp các cú sốc tâm lý lớn. Nhờ việc sống ảo tưởng mà họ phần nào lãng quên, xóa đi những ký ức đang sợ mà mình đã gặp phải để có được cuộc sống bình thường hơn.
6 nhân vật mắc hội chứng Chuunibyou trong anime
Shun Kaido trong anime Saiki Kusuo no Psi Nan
Saiki trong Saiki Kusuo no Psi Nan là một chàng trai lúc nào cũng ảo tưởng sức mạnh về cánh tay phải của mình rằng nó ẩn chứa một siêu năng lực, sở hữu nguồn sức mạnh vô cùng lớn thậm chí nó có thể phá hủy cả nhân loại.
Không những thế cậu còn tự tưởng tượng ra các các thế lực tăm tối luôn vây quanh và chính cậu ta đã sử dụng sức mạnh siêu nhiên của mình đánh tan, dập tắt âm mưu đen tối của các thế lực hắc ám này.
Chưa dừng lại ở đó, cậu còn tự băng cánh tay phải của mình bằng chiếc băng đỏ và thường ba hoa với mọi người là nó có tác dụng phong ấn sức mạnh, nhưng trên thực tế thì cuộn băng đó chẳng có tác dụng gì cả vì bản thân cậu chẳng ẩn chứa sức mạnh gì hết.
Kobato Hasegawa trong anime Boku wa Tomodachi ga Sukunai
Sở hữu vẻ ngoài cực kì dễ thương với mái tóc vàng, gương mặt baby, tính tình thì nhí nhảnh, hồn nhiên nhưng Kobato trong anime Boku wa Tomodachi ga Sukunai lại chằng có một người bạn bè đúng nghĩa nào cả. Cô thường sử dụng kính áp tròng nên mọi người thường thấy cô bé xuất hiện với hai màu mắt khác nhau.
Nhưng không phải tự nhiên mà cô đeo kính áp tròng như vậy, cô làm vậy vì muốn bắt chước một nhân vật phản diện trên bộ phim truyền hình mà cô thường xem và luôn ảo tưởng mình là một ma cà rồng.
Rikka Takanashi trong anime Chuunibyou demo Koi ga Shitai
Rikka trong anime Chuunibyou demo Koi ga Shitai luôn tin rằng mình chính là Tà Vương Chân Nhãn, chính vì lẽ đó nên cô phải che mắt phải của mình. Vũ khí mà cô tưởng tượng ra là chiếc ô nhỏ, nó được cô sử dụng như một thanh kiếm đi cùng với trang phục là một chiếc váy màu đen. Không phải tự dưng mà Rikka bị mắc hội chứng Chunnibyou mà nguồn cơn của mọi việc đến bắt nguồn từ Yuta, bạn của cô.
Ako Tamaki trong anime Netoge no Yome wa Onnanoko ja Nai to Omotta?
Tamaki trong anime Netoge no Yome wa Onnanoko ja Nai to Omotta là một cô nàng đáng yêu, nhưng có phần hơi ngô nghê, ngốc nghếch, dễ dụ. Cô bị nghiện game nặng vì thế cô thường sống tách biệt với mọi người và thường hay nghỉ học, đồng thời Ako luôn tự xưng là vợ của Nishimura (người bạn trong nhóm chơi game của cô) trong game lẫn đời thật.
Jurai Andon trong anime Inou- Battle wa Nichijou-kei no Naka de
Inou- Battle wa Nichijou-kei no Naka de tập trung vào câu lạc bộ văn học của trường trung học Senko với năm thành viên: Jurai, Tomoyo, Hatoko, Sayumi và Chifuyu. Ban đầu tất cả đều “ảo tượng sức mạnh” nhưng bỗng một ngày bằng cách nào đó tất cả đều có siêu năng lực mà mình tưởng tượng.
Và Jurai Andon nhân vật chính trong anime, là người mắc hội chứng chuunibyou. Jurai là người đặt tên cho siêu năng lực của mọi người, sức mạnh mà cậu sở hữu có tên là Black and Dark, một ngọn lửa đen và lạnh lẽo nhưng vô dụng.
Ame Ochibana trong anime Denpa teki na Kanojo
Jūzawa trong Denpa teki na Kanojo là một học sinh cá biệt, nhuộm tóc, không lo học hành mà chỉ ham chơi, ưa gây gổ và có một cuộc sống cô độc. Cuộc đời cậu bước sang một trang mới khi cậu gặp Ame Ochibana, người khẳng định là kiếp trước giữa hai người đã có giao ước và bấy giờ Ame Ochibana sẽ phục tùng mọi mệnh lệnh của Jūzawa như một hiệp sĩ phục vụ đức vua của mình.
Lúc đầu Jūzawa coi đó là ảo tưởng, mơ hồ luôn tìm cách tránh né Ame nhưng sau một vụ người bạn học bị giết hại cậu chấp nhận hợp tác với Ame để cùng nhau khám phá, tìm ra chân tướng của kẻ giết người.
>>>>>Xem thêm: Sống ảo là gì? Biểu hiện và Thực trạng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Trên đây là các thông tin về Chuunibyou là gì? Biểu hiện của hội chứng tuổi dậy thì Chūnibyō. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân cùng theo dõi nhé!