Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Cách học thuộc dãy hoạt động hóa học như nào? Bạn sẽ được được hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây, hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu cụ thể về chủ đề này nhé!
Bạn đang đọc: Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Bài tập Hóa lớp 9
Contents
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
Dãy hoạt động hóa học của kim loại được biết đến là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng. Có một số kim loại được sắp xếp theo dãy hoạt động hóa học như sau: K, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag, Au.
- Dãy hoạt động của một số kim loại:
Cách học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại
Một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động HH của kim loại lớp 9
- K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
- Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
- Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
- K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
- Kim loại mạnh nhất: Li, K, Ba, Ca, Na.
- Kim loại mạnh: Mg, Al.
- Kim loại trung bình: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb.
- Kim loại yếu: Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
Các kim loại có khả năng phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường bao gồm các kim loại đứng trước Mg: K, Ba, Ca, Na.
Ngoài ra, các kim loại Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au sẽ không có phản ứng với nước khi nhiệt độ thường. Fe có thể phản ứng với nước khi nhiệt độ cao.
- 2Na+ 2H2O→ 2NaOH+ H2
- Ba+ 2H2O→ Ba(OH)2+ H2
Phản ứng với dung dịch axit
Các kim loại đứng nước H sẽ có tác dụng kết hợp với dung dịch axit để tạo ra H2. Trong khi đó, các kim loại mạnh và trung bình khi phản ứng với dung dịch axit sẽ tạo thành muối và hidro.
Ngoài ra, các kim loại như Fe (sắt), Zn (kẽm), Al (nhôm),… thường được sử dụng để điều chế ra khí hidro và Cu, Ag, Hg, Pt, Au sẽ không phản ứng với axit.
- Fe+ 2HCl→ FeCl2+ H2
- Cu+ 2HCl→ không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
Phản ứng với muối
Các kim loại tác dụng được với muối khi kim loại đứng trước có thể đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối: Các kim loại từ Mg trở về sau
Các kim loại tan trong nước Li, Na, K, Ba, Ca không làm được điều này. Kim loại đơn chất phải đứng trước kim loại trong hợp chất mới có thể tạo được phản ứng này.
- Fe+ CuSO4→ FeSO4+ Cu
- Cu+ 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2Ag
Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
- Na phản ứng với nước trước: 2Na+ 2H2O→ 2NaOH+ H2
- Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2+ 2NaOH→ Cu(OH)2+ 2Ag
Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Bài 1: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? Giải thích và viết phương trình phản ứng.
- Fe.
- Zn.
- Cu.
- Mg.
Cách giải:
- Dùng Zn. Vì dùng kẽm có phản ứng:
- Zn+ CuSO4→ ZnSO4+ Cu
- Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Tìm hiểu thêm: Axit propionic là gì? Công thức, tính chất và tính ứng dụng
Bài 2: Viết các phương trình hóa học:
- Điều chế CuSO4 từ Cu.
- Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cách giải:
1. Sơ đồ chuyển hóa:
- Cu→ CuO→ CuSO4
- Phương trình hóa học:
- 2Cu+ O2→ 2CuO
- CuO+ H2SO4→ CuSO4+ H2O
Hoặc:
- Cu+ 2H2SO4d→t∘ CuSO4+ SO2+ 2H2O
2. Cho mỗi chất Mg,MgO,MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.
- Mg+ 2HCl→ MgCl2+ H2
- MgO+ 2HCl→ MgCl2+ H2O
- MgCO3+ 2HCl→ MgCl2+ CO2+ H2O
- MgSO4+ BaCl2→ MgCl2+ BaSO4
Bài 3: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu (đồng), Zn (kẽm) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
- Viết phương trình hóa học.
- Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Cách giải:
- nk= 2,24/22,4= 0,1(mol)
1. Phương trình hóa học của phản ứng:
- Zn+ H2SO4l→ ZnSO4+ H2
- Cu đứng sau H trong dãy hoạt động HH nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
2. Chất rắn còn lại là Cu
- Theo phương trình:
- nZn= nH2= 0,1mol
- ⇒mZn= 65.0,1= 6,5g
- Khối lượng chất rắn còn lại:
- mCu= 10,5–6,5= 4g
Bài 4: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)
1. Xác định lượng Cu sinh ra.
2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Cách giải:
- Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối.
- Đặt: nFe = x mol
- Phương trình phản ứng hóa học:
- Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Bài 5: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần ?
a) Fe, Cu, Al, Mg, K, Zn ;
b) K, Mg, Cu, ZN, Fe, Al ;
c) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K ;
d) Mg, K, Cu, Al, Fe;
e) K, Zn, Mg, Cu, Al, Fe ;
- Cách giải: Dựa vào cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn ta thấy: Dãy các kim loại được sắp xếp theo đúng chiều hoạt động hóa học tăng dần là: c) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
>>>>>Xem thêm: Hidro sunfua là gì? Chuyên đề Hiđro sunfua và muối sunfua
Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Hãy theo dõi Gockhampha.edu.vn để biết thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!