Đã bao giờ thắc mắc ký hiệu ECG trên các thiết bị mang ý nghĩa gì chưa? Nếu có hãy cùng Dinhnghia tìm hiểu kỹ ECG là gì, một vài công dụng quan trọng của ECG và các thiết bị được trang bị ECG hiện nay thông qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: ECG là gì? Công dụng và tầm quan trọng của ECG bạn nên biết
ECG là gì?
ECG là cụm từ viết tắt của Electrocardiogram. Đây là cụm từ y khoa có nghĩa tiếng việt là điện tâm đồ. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực từ ECG sẽ được thay thế bằng EKG.
ECG được biết đến là công nghệ hiện đại giúp đo và lưu giữ lại những dữ liệu về tim mạch. Từ đó giúp chẩn đoán những bất thường về tim như: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim.
Các chẩn đoán này được thực hiện thông qua đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong quả tim con người trên một đơn vị thời gian.
Công dụng và tầm quan trọng của ECG
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Nhờ công nghệ ECG mà việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim của các bác sĩ thêm kịp thời và chính xác hơn. Chỉ cần cơ tim bị thiếu máu hay dưỡng khí làm thay đổi khả năng truyền điện của cơ tim, công nghệ ECG sẽ ghi lại và lưu trữ lên điện tâm đồ.
Bác sĩ chỉ cần dựa vào các thông số được ECG lưu trữ lại để đưa ra những chẩn đoán và đưa ra các quyết định bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là tình trạng động mạch bị tắc nghẽn hoặc cũng có thể xảy ra nhanh chóng đột ngột khi xuất hiện các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành. Quá trình này phát triển chậm theo thời gian.
Mỗi khi cơ tim bị thiếu máu, trên bản đồ của ECG sẽ xuất hiện các hình sóng T dẹt và âm. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán kịp thời, bảo vệ sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, nó còn giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tiền bạc để phát hiện bệnh.
Chẩn đoán, theo dõi nhịp tim
Nút xoang, nút nhĩ thất và cơ tim là các vị trí phát ra nhịp tim, dùng ECG có thể ghi nhận lại các bất thường do nhịp tim rối loạn hoặc các bất thường dẫn truyền 1 chiều của tim trên biểu đồ.
Việc theo dõi biểu đồ nhịp tim của ECG sẽ giúp các nhân viên y tế có thể theo dõi nhịp tim trong quá trình phẫu thuật hoặc chẩn đoán các bệnh liên quan đến nhịp tim chính xác và kịp thời cho người bệnh.
Chẩn đoán và theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim
Các tổn thương hay mất mạch lạc trong dẫn dẫn truyền nhịp tim sẽ được biểu hiện rõ ràng và nhanh chóng trên trên điện tâm đồ. Từ đó, hỗ trợ việc đưa ra các quyết định của nhân viên y tế thêm dễ dàng và đơn giản.
Tìm hiểu thêm: Các chấn thương khi chạy bộ mà runner cần lưu ý
Chẩn đoán được một vài ngộ độc thuốc
Một vài biểu hiện của ngộ độc thuốc sẽ làm nhịp tim thay đổi nhanh chóng và bất thường. Tuy nhiên nếu biết đọc điện tâm đồ (ECG) sẽ giúp khoanh vùng loại ngộ độc thuốc người bệnh đang mắc phải.
Góp phần chẩn đoán chính xác loại ngộ độc và đưa thuốc chữa kịp thời để cứu sống người bệnh. Tăng tỉ lệ sống của người ngộ độc cao hơn nếu không có ECG.
Phát hiện cấu trúc bất thường của tim
Ngoài các công dụng trên thì ECG còn có thể phát hiện cấu trúc bất thường của tim. Bằng việc theo dõi biểu đồ ECG, các bác sĩ có thể tìm thấy các bất thường ở thành tim như: phì đại cơ tim, buồng tim bị khuyết tật hay những vấn đề về tim mạch khác.
Các thiết bị được trang bị ECG
Hiện nay công nghệ ECG được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị để phục vụ nhu cầu về theo dõi sức khỏe của người bệnh hoặc chẩn đoán các căn bệnh về tim của nhân viên ý tế.
Các thiết bị trong các phòng khám, cơ sở y tế, xe cấp cứu
Điện tâm đồ (ECG) là công nghệ không thể thiết trong một số thiết bị y tế có trong các phòng khám, cơ sở y tế và xe cấp cứu. Nhằm giúp chẩn đoán các bệnh về tim và hỗ trợ theo dõi tình trạng bệnh nhân để đưa ra các cấp cứu kịp thời trong các ca phẫu thuật lớn nhỏ.
Các thiết bị đồng hồ thông minh của các hãng Apple, Xiaomi
Không chỉ có các thiết bị trong cơ sở y tế mới có thể đo được điện tâm đồ (ECG), hiện nay trong mẫu đồng hồ thông minh của các hãng Apple và Xiaomi đều có khả năng trực tiếp theo dõi ECG của người dùng.
Từ đó, người dùng có thể theo dõi điện tâm đồ và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn về tình trạng cơ thể.
Một số mẫu smartwatch nổi bật được tích hợp ECG của các hãng như Apple trong các mẫu Apple watch của hãng như Apple Watch Series 4, Apple Watch SE,… Hay Xiaomi thì có Amazfit 2 và Health Watch,…
>>>>>Xem thêm: Muối Iot là gì? Vai trò của Iot đối với sức khỏe
Vậy là bạn đã biết được ECG là gì và các thông tin quan trọng xoay quanh ECG rồi. Nếu còn thắc mắc gì về các thông tin được cung cấp trên hãy bình luận bên dưới để Dinhnghia giải đáp giúp bạn nhé!