FPS là một thông số quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh khi chơi game. Vậy FPS là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến FPS? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: FPS là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến FPS mà bạn nên biết
FPS là gì? Khái niệm, lợi ích
FPS, viết tắt của Frame – Per – Second, là tần số (tốc độ) mà các hình ảnh (khung hình) liên tiếp được chụp hoặc hiển thị. Định nghĩa này áp dụng cho máy quay phim và video, hoạt hình máy tính và hệ thống chụp chuyển động.
Trong đồ họa máy tính, FPS giúp xác định xem mỗi giây card màn hình của người dùng có thể xử lý được bao nhiêu lượng hình vẽ để hiển thị.
Có nghĩa là nếu GPU của bạn có thể hiển thị nhiều khung hình hơn trên giây càng nhanh thì trải nghiệm chơi trò chơi của bạn sẽ càng mượt mà.
Ý nghĩa tốc độ FPS
Thang đo FPS
Việc phân biệt số hình ảnh hiển thị trong một thời gian cực ngắn là không thể đối với mắt người. Do vậy, tiêu chuẩn phần cứng đã chia FPS ra thành 5 loại:
- 24 FPS: được sử dụng chủ yếu cho video hay phim điện ảnh chiếu rạp hiện nay, không thường sử dụng cho đồ họa game.
- 30 FPS: tiêu chuẩn ổn định dành chơi game bằng máy tay cầm, game đơn lẻ hay mức độ tối thiểu để thực hiện chơi game. Tuy nhiên, nếu bị giảm xuống 20 FPS thì sẽ xảy ra tình trạng giật lag.
- 60 FPS: tốc độ chuẩn thiết lập cho phần lớn các tựa game.
- 120 FPS: xuất hiện ở các máy có card màn hình chất lượng cao kèm theo màn hình 120 GHz trở lên. Đây là mức tiêu chuẩn được nhiều game thủ sử dụng vì chất lượng hình ảnh tốt, chơi game mượt mà, không giật lag.
- 240 FPS: mức độ FPS cao nhất, chỉ thường thấy ở các máy có cấu hình cực kỳ mạnh mẽ. Các game thủ chuyên nghiệp thường thi đấu ở tiêu chuẩn này.
Đánh giá các thông số FPS
Việc chọn lựa thông số FPS phụ thuộc vào cảm nhận của người chơi và thể loại game mà họ đang chơi.
- 30 FPS: Mức độ cơ bản, phù hợp với trải nghiệm game cấu hình thấp hoặc xem phim.
- 60 FPS: Thích hợp với tựa game đối kháng đòi hỏi thời gian phản ứng chính xác.
- 120 FPS: Dành cho các game thủ chuyên nghiệp thi đấu, mang tính cạnh tranh cao.
- 240 FPS: Cũng chỉ thường xuất hiện ở các giải đấu chuyên nghiệp. Tuy là có cải tiến hơn so với 120 FPS nhưng không đáng kể.
11 yếu tố ảnh hưởng đến FPS
Card đồ họa và CPU
Card đồ họa và CPU là những yếu tố góp phần quan trọng nhất vào tốc độ khung hình hoặc hiệu suất FPS của trò chơi. CPU của máy tính gửi hướng dẫn từ các chương trình đến card đồ họa. Sau đó, cạc đồ họa (GPU) sẽ xử lý các hướng dẫn nhận được, hiển thị hình ảnh và gửi nó đến màn hình để hiển thị.
RAM
RAM lưu trữ thông tin ngắn hạn, nên việc có nhiều dung lượng RAM sẽ giúp tạo ra nhiều FPS hơn, có thể xử lý hình ảnh trong game mượt mà hơn. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp dung lượng RAM giúp máy xử lý nhanh chóng và chất lượng hơn.
Màn hình
Màn hình là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh. Các máy tính thông thường có tần số quét là 60 – 75 Hz. Nên nếu phần cứng của bạn mạnh nhưng màn hình chỉ cho phép hiển thị 60 Hz thì cũng không cải thiện được thông số FPS.
Cài đặt đồ họa trong game
Việc cài đặt đồ họa game phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm chơi. Một vài thông số mà các game thủ nên quan tâm:
- Resolution (độ phân giải)
- Model/Texture quality (chất lượng nhân vật/bối cảnh)
- Đổ bóng và khử răng cưa
- Full screen, Windowed và Borderless
Engine của game
Engine là bộ phận tương tác trực tiếp với VGA. Nếu bạn đầu tư kỹ lưỡng vào engine thì FPS khi chơi game sẽ cao và ổn định mà không cần sử dụng quá nhiều tài nguyên. Mặt khác, VGA cũng có bổ trợ cho engine của game. Một VGA tương thích với engine sẽ cải thiện FPS trong game.
Tìm hiểu thêm: Khí quyển là gì? Các tầng khí quyển và Tình trạng
>6 cách khắc phục tốc độ FPS
Cập nhật driver
Driver là môi trường giúp cho hệ điều hành tương tác với phần cứng của máy tính. Việc sử dụng driver phiên bản cũ sẽ làm giảm hiệu suất chơi game đáng kể.
Đóng chương trình nền không cần thiết
Các tiến trình chạy ngầm sẽ gây tiêu hao tài nguyên. Bạn nên đóng các tiến trình không cần thiết để đảm bảo trải nghiệm chơi game mượt mà, không bị gián đoạn bởi tình trạng giật lag.
Điều chỉnh tùy chọn điện năng
Thiết lập mặc định của Windows sẽ cân bằng tiêu thụ điện năng với hiệu suất. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng giúp ích cho việc chơi game. Bạn có thể tùy chỉnh điện năng để phù hợp với tựa game hiện tại.
Điều chỉnh cài đặt trong game
Đa phần các game PC đều cho phép người chơi điều chỉnh thông số cài đặt. Bạn có thể giảm Graphics Quality để giúp game chạy nhanh hơn.
Dùng phần mềm tối ưu hóa
Đây là một cách khắc phục tốc độ FPS ngắn hạn. Hiện nay có khá nhiều phần mềm giúp tối ưu hiệu suất khi chơi game như Game Mode Windows 10, Razer Cortex Game Booster, Wise Game Booster, GameGain, WTFast,…
Nâng cấp phần cứng
Nếu những giải pháp trên không cải thiện được tình trạng bạn đang gặp phải thì khá chắc là vấn đề nằm ở phần cứng. Vì vậy, bạn nên nâng cấp phần cứng của mình để có trải nghiệm chơi game tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Thép ống đúc STKM11A là gì? Các ứng dụng của thép STKM11A
Trên đây là bài viết FPS là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thông số FPS mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bên dưới phần bình luận nhé!