FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync
Rate this post

FreeSync xuất hiện ở các phần cứng ở phân khúc giá rẻ với cấu hình mức thấp và rất phổ biến ở các thiết bị màn hình máy tính. Bài viết dưới đây của Gockhampha.edu.vn sẽ giải thích về FreeSync là gì và điểm nổi bật của công nghệ FreeSync. Hãy cùng chúng mình bắt đầu nhé!

Bạn đang đọc: FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

FreeSync là gì?

AMD FreeSync được biết đến như một công nghệ về màn hình được ra mắt vào năm 2014 bởi nhà sản xuất linh kiện AMD, với mục đích cạnh tranh cùng công nghệ G-Sync.

FreeSync có chức năng giúp người dùng tăng tốc độ làm tươi hình và đồng bộ hoá hiển thị màn hình với tốc độ khung hình thuộc các card đồ họa tương thích với công nghệ FreeSync. Công nghệ này hỗ trợ người dùng giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các hiện tượng trễ hình, xé hình hay thậm chí là giật màn hình khi người dùng chơi game.

Có thể nói, công nghệ FreeSync giúp máy tính đồng bộ tốc độ xử lý hình ảnh của màn hình cùng card đồ họa rời, đem lại cho người sử dụng những trải nghiệm mượt mà và chất lượng khi thao tác game trên máy tính.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

FreeSync là gì? Điểm nổi bật của FreeSync

Công nghệ AMD FreeSync là một trong những công nghệ tối ưu với khả năng đồng bộ màn hình cùng tốc độ khung hình của GPU, từ đó giảm thiểu đối đa độ trễ của các khung hình.

Khi tốc độ xử lý hình ảnh của màn hình thiết bị tồn tại ở mức 60 FPS (60 Frames per Second – 60 khung hình trong 1 giây), phần dữ liệu đầu ra mà GPU cung cấp đến màn hình máy tính sẽ bị giảm và khiến hình ảnh hiển thị có phần giật lag.

Vì vậy, để hỗ trợ tình trạng này, chúng ta có thể bật FreeSync và sử dụng chúng nhằm mục đích làm khớp tốc độ làm mới hình ảnh của card đồ họa với GPU và màn hình máy tính, cho ra kết quả hiển thị mượt mà và chất lượng hơn.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

FreeSync là gì?

Ưu điểm và hạn chế của Freesync

Ưu điểm

Công nghệ AMD FreeSync là một trong những giải pháp tuyệt vời mà người dùng có thể sử dụng để đối phó với hiện tượng bể ảnh, lag hay xé ảnh bởi ưu điểm giảm thiểu và ngăn chặn các hiện tượng bất cập trên.

Bên cạnh đó, FreeSync cũng giúp người dùng giảm mờ hình ảnh khi chuyển động, ép xung màn hình thiết bị, loại bỏ những bóng mờ không cần thiết,…

Với chính sách tiếp cận đến đại đa số người dùng, công cụ AMD FreeSync được nhà phát triển cung cấp hoàn toàn miễn phí đến các nhà sản xuất màn hình máy game với mục đích giúp các màn hình này có mức giá hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

Ưu điểm của FreeSync

Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm, công nghệ FreeSync cũng tồn tại những điểm hạn chế khác nhau.

Điển hình như việc không phải mọi màn hình nào được trang bị công nghệ này cũng đều có cùng tiêu chuẩn. Một số màn hình FreeSync sở hữu tần số quét dao động từ 40Hz đến 144Hz, trong khi đó một số màn hình FreeSync khác chỉ hoạt động trong khoảng 48Hz đến 75Hz.

Một điểm hạn chế khác của công nghệ FreeSync đó là công nghệ này chỉ tương thích với các card đồ hoạ AMD và các màn hình tích hợp công nghệ này. Hãy cân nhắc lựa chọn công nghệ G-Sync khi bạn là người dùng sở hữu GPU NVIDIA, để có thể tận dụng lợi thế thuộc công nghệ tốc độ làm tươi màn hình bạn nhé!

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

Hạn chế của FreeSync

So sánh FreeSync và G-Sync

Giống nhau

Cả hai công nghệ FreeSync và G-Sync đều được tạo ra và phát triển với mục đích đồng bộ hóa card đồ họa rời và màn hình, hạn chế tối đa tình trạng giật lag màn và khắc phục các điểm chưa được tối ưu thuộc công nghệ tiền nhiệm VSync.

Tìm hiểu thêm: Pace trong chạy bộ là gì? Cách tính pace trong chạy bộ

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync
Điểm giống nhau của FreeSync và G-Sync

Khác nhau

Sau đây là một số điểm khác nhau giữa hai công nghệ FreeSync và G-Sync:

  • Giá thành FreeSync thấp hơn G-Sync.
  • FreeSync sử dụng công nghệ bù khung hình LFC (Low Framerate Compensation) với các thuật toán tự động điều chỉnh hiệu xuất đầu ra của GPU và giảm thiểu giật lag khi FPS bị giảm đột ngột.
  • FreeSync được nhà sản xuất AMD tích hợp trực tiếp với cổng Adaptive Sync trên DispllayPort 1.2a.
  • FreeSync có mức xử lý khung hình ở tần số quét 9Hz đến 120Hz và G-Sync có mức xử lý eo hợp hơn, với phạm vi từ 30Hz đến 144Hz.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

Điểm khác nhau giữa FreeSync và G-Sync

Cách bật Freesync

Hướng dẫn nhanh

Người dùng click chuột phải trên màn hình Desktop > Chọn AMD Radean Settings > Chọn Display > Chọn AMD FreeSync > Bật On > Hoàn thành.

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Người dùng nhấp chuột phải trên màn hình, và chọn AMD Radean Software.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

AMD Radeon Software

Bước 2: Tạo giao diện mới mở, click chuột vào Display.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

Display

Bước 3: Chọn AMD FreeSync và nhấp chuột vào On để kích hoạt.

FreeSync là gì? Điều đáng chú ý của công nghệ ADM freesync

>>>>>Xem thêm: Chill là gì? Trào lưu “Chill” mà giới trẻ quan tâm hiện nay

Bật AMD FreeSync

Bài viết trên đã trình bày một số thông tin về FreeSync là gì và những điều đáng chú ý của công nghệ ADM FreeSync. Gockhampha.edu.vn cám ơn bạn đã tham khảo, hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *