Nhắc đến Nhật Bản thì không thể thiếu quốc phục là Kimono vô cùng tinh tế và độc đáo. Nó mang nét đẹp và tinh thần dân tộc xứ Phù Tang. Vậy Kimono Nhật Bản là gì? Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu với mình nhé!
Bạn đang đọc: Kimono là gì? Ý nghĩa các loại Kimono? Yukata và Kimono có gì khác nhau?
Contents
Kimono là gì
Kimino còn gọi là Wafuku, là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, Kimino không chỉ là trang phục truyền thống mà còn được xem làm một tác phẩm nghệ thuật.
Kimono được ra đời vào thời Heian. Vào thời này, phương pháp straight – line – cut yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Với điều này, những người làm Kimono không còn lo lắng về hình dáng cơ thể người mặc.
Trang phục gồm có 4 mảnh chính: 2 mảnh làm nên thân áo, 2 mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp.
Kimono có ý nghĩa gì? Có các loại nào?
Việc chọn lựa Kimono phù hợp đòi hỏi kiến thức về biểu tượng, kiểu dáng, phản ánh tuổi tác, kích thước trang phục, tình trạng hôn nhân của người phụ nữ cũng như mức độ quan trọng của nghi lễ hay bữa tiệc. Dưới đây là các loại Kimono:
Furisode
Đây là loại áo dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo dài và rộng (thường dài từ 95 – 115cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.
Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20 thì cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này. Furisode dùng để đi lễ, có màu sắc tươi sáng, làm từ lụa chất lượng tốt.
Các cô gái mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng về việc một cô gái độc thân đã sẵn sàng kết hôn.
Yukata
Yukata được làm từ cotton bình thường, được mặc vào mùa hè. Ngày nay, Yukata được mặc trong ngày Bon – Odori (ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc trại hè.
Yukata làm từ vải được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Thắt lưng cotton cũng rất tiện dụng cho đồ mặc ban đêm và ngày thường.
Thông thường, Yukata được kết hợp với thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với 1 đôi xăng đan gỗ và 1 chiếc ví.
Houmongi Kimono
Houmongi Kimono dành cho phụ nữ đã có chồng. Loại Kimono này được dùng khi tham dự đám cưới hay tiệc trà nào đó. Người phụ nữ sẽ mặc áo Houmongi này để tiếp đón 1 cuộc viếng thăm trang trọng.
Tomesode Kimono
Tomesode Kimono là một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn. Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ mặc áo Furisode cho dù họ có li dị với chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc Tomesode.
Áo này thường có màu đen hoặc là nhiều màu khác. Áo Tomesode đen thường được đính gia huy để tượng trưng cho gia tộc, áo này chỉ được mặc vào các dịp lễ quan trọng như đám tang hoặc đám cưới của họ hàng.
Tìm hiểu thêm: Dri-fit là gì? Những điều cần biết về công nghệ Dri-fit
Mofuku Kimono
Mofuku Kimono được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần, toàn bộ trang phục đều là màu đen. Đối nữ, loại kimono này còn có tên gọi là “Kuro-muji” hoặc “Black iromuji”, trong khi nam giới có tên là “Montsuki”.
Tuy nhiên, trái ngược với Mofuku của nữ giới, 1 bộ “montsuki” của đàn ông có thể mặc trong nhiều dịp trang trọng khác nhau, không chỉ với tang lễ.
Shiromaku Kimono
Shiromaku được mặc trong các đám cưới truyền thống. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này vì nó chỉ được sử dụng trong một ngày.
Chiếc Shiromaku Kimono rất dài, dài đến chạm đất, tỏa tròn ra. Màu trắng của Shiromaku tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu về thể xác lẫn tinh thần. Hiện nay, váy được cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.
Tsumugi Kimono
Tsumugi Kimono là loại một trang phục bình thường mà không cần mặc váy, thường dành cho tầng lớp nông dân và thường dân.
Tsukesage Kimono
Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai, thường được mặc trong các buổi tiệc tùng như: cắm hoa, trà đạo và đám cưới của bạn bè.
>>>>>Xem thêm: Vải satin là vải gì? Đặc điểm và ứng dụng trong đời sống
Yukata và kimono có gì khác nhau?
Yukata | Kimono | |
Cách sử dụng | Có thể mặc nó ở bất cứ đâu chẳng hạn như lễ hội mùa hè và lễ hội pháo hoa. | Có thể mặc nó ở đâu cũng được tuy nhiên khi bạn mặc kimono ra ngoài, hãy nhớ chọn loại phù hợp. |
Chất liệu vải | Chủ đạo là cotton, ngoài ra có thể kết hợp vải cotton và vải lanh. | Điển hình là lụa và len. |
Cách may đo | “Cổ áo dính” thường cắt may có chiều rộng cổ áo đồng nhất từ tâm của lưng đến đầu của cổ áo, “cổ áo Bachi” có chiều rộng tự nhiên rộng ra từ chu vi vai của cổ áo đến đầu của cổ áo. | Kiểu “may đo” và “cổ áo rộng” có thể điều chỉnh theo chiều rộng cổ áo. |
Cách ăn mặc | Mặc rất thoải mái, bạn chỉ cần quấn khăn thấm mồ hôi là có thể chỉnh sửa, hiện nay, người ta thường mặc “da 襦 袢” và “bảo vệ viền” làm đồ lót. | Bắt đầu bằng “da 襦 袢”, cần trải qua các bước “bỏ viền”, nó còn có tác dụng ngăn ngừa các vết bẩn. |
Obi | Không cần sử dụng các vật dụng xung quanh obi nên có nhiều cách thắt, có thể phối đồ đa dạng, đặc biệt là đối với phụ nữ. | Băng Kimono rộng, với nam giới được gọi là “băng vuông”, phụ nữ có rất nhiều mặt hàng xung quanh như “thắt lưng obi”, “gối obi”,“obi chiên”. |
Giày dép | “Guốc” dành cho cả nam và nữ. | “Giày cỏ” phổ biến cho nữ, nam thường đi “guốc” và “giày tuyết”. |
Qua bài viết trên, dinhnghia.vn hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về Kimono Nhật Bản. Nó không những là quốc phục mà còn là đứa con tinh thần của Nhật Bản. Hãy cùng đón chờ bài viết tiếp theo đầy thú vị và hấp dẫn nhé!