Lớp hình nhện được biết tới là loài chân khớp sống trên cạn sớm nhất. Vậy lớp hình nhện là gì? Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện? Và lớp hình nhện có đặc điểm thế nào? Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Lớp hình nhện là gì? Đặc điểm chung và Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
Contents
Lớp hình nhện là gì? Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
Khái niệm lớp hình nhện
Lớp hình nhện là một nhóm loài động vật chân khớp. Theo thống kê, nhóm hình nhện có tới hơn 36.000 loài. Đây là nhóm động vật chân khớp sống trên cạn đầu tiên và có thể sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau. Đa số lớp hình nhện sống ở trên cạn, đặc biệt là ở những nơi rậm rạp. Nhưng cũng có một số ít sống ở môi trường nước ngọt và môi trường biển.
Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
Với số lượng loài đa dạng (lên tới 36000 loài), lớp hình nhện rất đa dạng về số loài và phong phú về tập tính. Điều này góp vai trò quan trọng vào việc đẩy mạnh sự đa dạng sinh thái.
Ngoài ra, vai trò của lớp hình nhện còn được thể hiện ở việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đa số loài chân khớp đều có lợi, đặc biệt là nhện vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. Một số loài cũng là món ăn ngon và bổ dưỡng cho người và động vật.
Đại diện tiêu biểu của lớp hình nhện
Lớp hình nhện được học trong chương trình sinh học 7 bài 26. Và trong đó, nhện là loài sinh vật tiêu biểu nhất của lớp hình nhện. Vậy bên cạnh ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện, chúng ta hãy cùng khám phá đặc điểm của loài sinh vật quen thuộc này nhé.
Cấu tạo của nhện
Cơ thể nhện gồm 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Ngoài ra chúng còn có 4 đôi chân để bò và các bộ phận khác như kìm, khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Trong đó, phần đầu – ngực có chức năng giúp nhện bắt mồi và tự vệ thông qua đôi kìm có chứa độc tố. Đồng thời, 4 đôi chân bò giúp nhện di chuyển và chăng lưới.
Tìm hiểu thêm: Cấu tạo tế bào Prokaryote: Khái niệm, thành phần cấu trúc của Prokaryote
Phần bụng với đôi khe thở giúp nhện hô hấp, lỗi sinh dục giúp nhện sinh sản và núm tuyến tơ rút nhện tạo ra tơ. Có thể nói, mỗi bộ phận của nhện đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng đều liên quan đến nhau và bổ sung cho nhau.
Tập tính
Tập tính chăng lưới của nhện: đầu tiên nhện sẽ chăng dây tơ để làm khung, sau đó sau đó chăng các dây tơ phóng xạ và tơ vòng để chờ mồi.
Tập tính bắt mồi: cách bắt mồi của nhện dựa vào tơ đã chăng.
Các bước bắt mồi của nhện có thể khái quát như sau: trước tiên, nhện sẽ ngoạm chặt con mồi sau đó chích nọc độc. Tiếp theo, nhện sẽ tiết dịch tiêu hóa vào con mồi rồi trói con mồi vào lưới tơ đã chăng một thời gian. Cuối cùng khi cảm thấy thích hợp, nhện sẽ hút dịch lỏng ở con mồi.
Một số đại diện của lớp hình nhện. Đặc điểm chung của lớp hình nhện
Một số đại diện của lớp hình nhện
Bọ cạp: Sống ở nơi khô ráo, hoạt động về ban đêm, cơ thể có phân đốt và có chân bò rất khỏe. Đặc biệt, cuối đuôi của bọ cạp có nọc rất độc.
Cái ghẻ: Gây bệnh ghẻ ở người, gây ngứa ngáy.
Ve bò: Bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua sẽ bám vào gia súc để hút máu.
Đặc điểm của lớp hình nhện
Lớp hình nhện là loài có chân khớp. Tất cả các loài trong lớp hình nhện chân đều có 8 đốt. Ở một số loài, chân trước đã được tiến hóa thành chức năng cảm giác. Cơ thể của lớp hình nhện đã có cấu tạo rõ ràng và phân chia thành các bộ phận với những chức năng riêng phù hợp với tập tính. Cơ quan tiêu hóa và sinh sản đã dần hoàn thiện.
>>>>>Xem thêm: Chọn lọc tự nhiên: Cơ chế, tác động, hình thức và ứng dụng
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về lớp hình nhện, ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện và nêu tập tính chăng lưới và bắt mồi của nhện. Đây là một loài sinh vật đông đảo, đa dạng và vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Vì thế đây là phần kiến thức hữu ích mà chúng ta không thể bỏ qua. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bài viết “ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!