Magie Cacbonat được biết đến là hợp chất hóa học vô cơ có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Vậy cụ thể magie cacbonat là gì? Công thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học của magie cacbonat như nào? Những ứng dụng và cách điều chế magie cacbonat?… Nội dung bài viết cụ thể dưới đây của Gockhampha.edu.vn.VN sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức về chủ đề trên, cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Magie Cacbonat là gì? Công thức, Tính chất, Ứng dụng và Bài tập
Contents
Khái niệm Magie Cacbonat là gì?
Magie cacbonat được biết đến như một hợp chất hóa học vô cơ với công thức hóa học là MgCO3, ở dạng thường nó là một chất rắn màu trắng, vô định hình, có dạng vụn bở.
Trong tự nhiên, hợp chất này tồn tại như một muối khoáng sản ngậm nước. Muối MgCO3 có nhiều ứng dụng trong khoa học cũng như thực tế đời sống.
Hình thức tự nhiên của Magie Cacbonat
Hình thức phổ biến nhất của MgCO3 trong tự nhiên chính là muối khan với tên gọi là Magnesit (tức là MgCO3 khan).
Các muối hydrat Magie cacbonat điển hình như là các dạng đi, tri, penta hydrat tương ứng với Barringtonite (MgCO3.2H2O), Nesequehonite (MgCO3.3H2O) và Lansfordite (MgCO3.5H2O) chính là những khoáng sản phổ biến chứa muối cacbonat của Magie.
Muối khan Magnesit với hình thù màu trắng, có cấu trúc tinh thể hình tam giác, và không tan trong nước, dung dịch Aceton hay nước amoniac, tuy nhiên nó phản ứng mãnh liệt với axit và giải phóng khí CO2 (Cacbon đioxit). Trong cấu trúc của muối dihydrat thường có liên kết tam diện (triclinic), trong khi trihydrat lại chỉ có liên kết đơn diện (monoclinic)
Tính chất vật lý của Magie Cacbonat
Magie cacbonat trong tự nhiên tồn tại ở trạng thái rắn, dạng bột, màu trắng với độc tính thấp.
MgCO3 không bắt lửa và nhiệt độ nóng chảy ở 540 độ C
Muối magie cacbonat khan không tan trong nước nhưng lại tan trong axit, aceton và amoniac.
Khối lượng phân tử: 84,3139g/mol
Độ hòa tan trong nước:
0,0012 mol/lít (250 độ C, Khan)
0,375 g/100 ml (200 độ C, pentahydrat)
Tính chất hóa học của Magie Cacbonat
Nhiệt phân Magie cacbonat giải phóng khí CO2
- MgCO3→t∘MgO+CO2
Tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn (HCl,HNO3,H2SO4,…)
Tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn (HCl,HNO3,H2SO4,…) tạo thành muối mới và CO2 cụ thể như sau:
- MgCO3+2HCl→H2O+MgCl2+CO2
- MgCO3+2HNO3→H2O+Mg(NO3)2+CO2
- MgCO3+H2SO4→H2O+CO2+MgSO4
Magie cacbonat tan trong amoni sunfat
(NH4)2SO4+MgCO3→H2O+2NH3+CO2+MgSO4
Thủy phân Magie cacbonat
- 2H2O+MgCO3→C2H2+Mg(OH)2
Một số cách điều chế Magie cacbonat
MgCO3 được sản xuất bằng nhiều hình thức, có thể thu hồi Magie cacbonat bằng cách sử dụng khoáng sản magnesit.
Nén khí Cacbon đioxit đi qua hợp chất Magie Hydroxide
Magie Cacbonat có thể được tổng hợp bằng cách nén khí Cacbon đioxit với áp lực từ 3,5 đến 5 atm đi qua hợp chất Magie Hydroxide dạng bùn, trong điều kiện nhiệt độ dưới 500 độ C. Sản phẩm thu được chính là Magie Hydrocacbonat, hay còn gọi là Magie Bicabonat [Mg(HCO3)2]
Mg(OH)2+2CO2→Mg(HCO3)2
Sản phẩm sau đó được lọc ra và được sấy khô trong môi trường chân không để cho ra sản phẩm là Magie Cacbonat ngậm nước:
Mg2++2HCO−3→MgCO3+CO2+H2O
Tìm hiểu thêm: Nitơ là gì? Tính chất, Vai trò và Ứng dụng của nitơ
Dùng MgCl2 và muối Na2CO3
Ngoài ra, MgCO3 còn được thu hồi bằng phản ứng giữa muối MgCl2 và muối Na2CO3 trong môi trường nước nhưng sản phẩm thu được là muối cacbonat ngậm nước:
Na2CO3+MgCl2→MgCO3+2NaCl
Những ứng dụng của magie cacbonat
Magie cacbonat được biết đến như nguồn nguyên liệu được sử dụng để sản xuất kim loại Magie.
MgCO3 được sử dụng làm phụ gia sản phẩm, hay là thuốc nhuận tràng trong chăn nuôi, giữ màu thực phẩm.
Dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch chịu lửa, phụ gia trong công nghiệp sản xuất cao su, vật liệu dẻo.
Magie cacbonat có độ tinh khiết cao được sử dụng như chất khoáng axit và là một chất phụ gia của muối có công dụng làm nâng cao nhiệt độ nóng chảy.
Magie cacbonat dùng làm chất hút ẩm cũng như làm khô ráo mùi hôi cho các vận động viên thể thao, nhà leo núi, cử tạ…
Trong nha khoa, MgCO3 khi kết hợp với hydrogen peroxide được trộn vào nhau để làm chất tẩy trắng răng, từ đó tạo một chất cao phủ bên ngoài bảo vệ bề mặt răng, tẩy răng trắng sáng.
Magie cacbonat được sử dụng giống như một loại phấn trang điểm mỹ phẩm hoặc thành phần của các loại kem dưỡng da. MgCO3 có tác dụng làm hút ẩm nhẹ mồ hôi, giúp làm se da, giúp da mịn và mềm, sử dụng được trên da thường lẫn da khô.
Trong thực phẩm, magie cacbonat là một thành phần của hợp chất phụ gia được gọi là E504, với tác dụng phụ được biết như là một thuốc nhuận trường nồng độ cao.
Lưu ý khi sử dụng Magie cacbonat
Magie cacbonat về cơ bản không làm ảnh hưởng độc tính đối với con người. Tuy vậy, việc sử dụng quá mức hỗn hợp này có thể gây nên trầm cảm hệ thần kinh trung ương và rối loạn tim.
Trong một số trường hợp, nó ảnh hưởng đến da, mắt và có thể kích ứng đường hô hấp và tiêu hóa nếu như MgCO3 và cơ thể.
Cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bài tập về Magie cacbonat
Bài 1: Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2 (đktc) thoát ra, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A thu được 4g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2 (đktc). Biết trong hỗn hợp đầu có tỉ lệ. Tìm khối lượng chất rắn B1 và nguyên tố R.
Cách giải:
Tổng quát ta có:
MCO3+H2SO4→MSO4+CO2+H2O (1)
MCO3→t∘MO+CO2 (2)
( n_{MgCO_{3}} + n_{RCO_{3}} = n_{CO_{2}} = 0,05 + 0,2 n_{RCO_{3}} : n_{MgCO_{3}}
= 3:2 n_{RCO_{3}}
= 0,15 n_{MgCO_{3}} = 0,1
⇒0,15(R+60)+0,1.84=37,95⇔R=137
⇒ R là Ba.
Ta có:
MgCO3BaCO3→H2SO4 A:MgSO4 B: MgCO3 BaCO3 BaSO4→t∘B1 MgO BaO BaSO4
nH2SO4=nH2O=nCO2=0,05
⇒mB1=mm+mH2SO4–mMgSO4–mCO2−mH2O=37,95+0,05.98−4−0,25.44–0,05.18=26,95(g)
Bài 2: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg,MgO,MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO,CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
- 154,0.
- 150,0.
- 143,0.
- 135,0.
Cách giải:
Đặt số mol của
NO: x mol
CO2: y mol
Ta có:
{x+y=0,2 30x+44y=0,2.37
⇒{x=0,1 y=0,1
nMgCO3=nCO2=0,1(mol)
Ta có:
Mg:a MgO:b MgCO3:0,1→HNO3 NO:0,1 CO2:0,1 NH4NO3:c
Áp dụng định luật bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố ta có:
2x=0,1.3+8z(BTe); 24x+40y+8,4=30; 2,15=0,1+2z+2(x+y+0,1)(BTNTN)
⇒x=0,65;y=0,15;z=0,125⇒mm=mMg(NO3)2+mNH4NO3=143,2gam
⇒ Chọn đáp án C.
>>>>>Xem thêm: Tỉ khối hơi là gì? Công thức tỉ khối hơi và bài tập áp dụng
Trên đây Gockhampha.edu.vn.COM.VN đã giới thiệu đến bạn những kiến thức hữu ích về magie cacbonat. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn học tốt!.