Melanin là một trong những yếu tố quyết định màu tóc, da và mắt ở người. Tuy nhiên, khi sắc tố melanin bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng nám và tàn nhang. Vậy melanin là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Melanin là gì? Lợi hay hại? Cách kiểm soát sắc tố melanin
Contents
Melanin là gì? Có bao nhiêu loại?
Melanin là gì?
Melanin là một trong những sắc tố mang lại màu sắc cho da, tóc và mắt của con người. Những người da sẫm màu sẽ có nhiều sắc tố melanin hơn những người da sáng. Tế bào melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) sẽ sản sinh ra melanin.
Điểm cộng của melanin là khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Melanin được sản xuất nhiều và tập trung nhiều ở một chỗ sẽ làm da của bạn xuất hiện tàn nhang.
Có bao nhiêu loại melanin trong cơ thể?
Trong cơ thể có 3 loại melanin:
- Eumelanin là sắc tố tạo ra màu tối ở tóc, mắt và da. Có 2 loại là nâu và đen. Tóc đen và nâu sẽ xuất hiện khi có eumelanin đen và nâu. Tóc vàng sẽ xuất hiện khi có lượng nhỏ eumelanin màu nâu và không có eumelanin màu đen.
- Pheomelanin thường tạo ra màu ở môi và núm vú. Nếu bạn có tóc màu đỏ thì lượng pheomelanin và eumelanin bằng nhau. Tóc vàng dâu tây sẽ xuất hiện trong trường hợp bạn có eumelanin nâu và pheomelanin.
- Neuromelanin có chức năng chủ yếu là kiểm soát màu sắc của tế bào thần kinh. Vì vậy chúng không liên quan đến màu sắc bên ngoài cơ thể mà bạn có thể nhìn thấy.
Yếu tố quyết định đến hàm lượng melanin trong cơ thể
Yếu tố di truyền
Theo thực tế, khi mới sinh ra mọi người đều có lượng melanocytes như nhau. Tùy vào gen của bố mẹ mà các tế bào có sản sinh ra nhiều melanin hay không. Nếu bố mẹ có da sẫm màu thì cơ thể bạn sẽ có nhiều melanin hơn người khác và ngược lại.
Vitamin D
Tuy melanin có thể giúp bạn bảo vệ da trước tia UV nhưng điều này sẽ làm cơ thể giảm khả năng sản xuất vitamin D. Bởi vitamin D cần được tổng hợp dưới ánh mặt trời. Nếu da bạn sẫm màu thì lượng melanin cao và thiếu hụt vitamin D.
Mức độ tiếp xúc với tia cực tím
Mức độ tiếp xúc với tia cực tím cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lượng melanin trong cơ thể. Những khu vực gần xích đạo như châu Phi, châu Á sẽ có hắc sắc tố nhiều hơn người châu Âu nên làn da của những người này dễ bị đen sạm hơn.
Tác dụng của Melanin đối với làn da
Bảo vệ làn da khỏi tia UV
Melanin có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tia UV. Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thì melanin sẽ được sản sinh ra nhiều để đưa lên bề mặt da giúp da chống lại các tia cực tím gây hại. Do đó, bảo vệ da khỏi cháy sạm và ung thư da.
Giúp cơ thể chống lại các phản ứng oxy hóa
Melanin còn có công dụng chống lại oxy hóa (ROS). Sự tích lũy các gốc tự do này sẽ giúp cơ thể không bị tổn thương các cấu trúc cũng như thay đổi chức năng của tế bào, tránh được tình trạng lão hóa da và bệnh tật.
Ngăn ngừa viêm loét dạ dày
Melanin còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các vết loét trong dạ dày. Điều này góp phần bảo vệ dạ dày và đường ruột của bạn luôn khỏe mạnh, đặc biệt chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Ngoài những công dụng trên thì melanin còn giúp bạn giảm căng thẳng oxy hóa trong gan. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng hệ miễn dịch và hạn chế tối thiểu tình trạng tổn thương gan.
Vai trò trong hệ thống miễn dịch
Theo các nhà khoa học thì melanin có thể điều chỉnh được quá trình sản xuất cytokine (yếu tố gây viêm). Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể tăng cường một số thông số miễn dịch hiệu quả.
Rối loạn sắc tố Melanin ảnh hưởng như thế nào tới làn da?
Nám da
Bạn có thể thấy nám xuất hiện trên da là các đốm nâu hay vết sạm đen trên da. Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, rối loạn hormone hoặc chịu tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
Tìm hiểu thêm: Muối Iot là gì? Vai trò của Iot đối với sức khỏe
Melanin sẽ được đẩy lên trên bề mặt da tạo nên các vết nám thượng bì khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nội tiết tốt của bạn thay đổi. Trong trường hợp melanin sản sinh quá nhiều và di chuyển xuống lớp bì sẽ tạo nên nám sâu khó trị.
Bệnh bạch biến
Đây là căn bệnh thường gặp ở 1 – 2% dân số toàn cầu do tình trạng rối loạn các sắc tố. Nếu các tế bào melanocytes bị mất đi thì da của bạn sẽ có những đốm trắng li ti rồi lan dần theo thời gian.
Hiện nay cũng không có phương pháp chữa trị triệt để chứng bệnh này. Một số biện pháp trị liệu bệnh này như bôi kem corticosteroid, chiếu tia UV, phẫu thuật,…
Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson sẽ khiến neuromelanin trong não bộ bị giảm xuống. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào não ở khu vực chất đen bị chết làm suy giảm dopamine. Điều này có thể làm gia tăng triệu chứng rối loạn vận động thậm chí có thể gây tàn tật.
Da không đều màu
Khi cơ thể bị rối loạn sắc tố sẽ xảy ra tình trạng da không đều màu. Tùy vào vùng da nào tiếp xúc với các yếu tố như hóa chất, ánh sáng mặt trời,… mà chỗ tiếp xúc sẽ sản sinh ra nhiều hay ít melanin nên gây ra hiện tượng da không đều màu.
Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thì một số vùng da không đều màu phổ biến như gò má, mũi, trán hoặc cánh tay,… Tuy nhiên, hiện tượng này thấy rõ ở những người da trắng hơn là da sẫm màu.
Bạch tạng
Bệnh bạch tạng thường có lượng melanin thấp hay thậm chí không có. Họ sẽ có mái tóc trắng, mắt xanh, làn da nhợt nhạt. Đặc biệt là sức khỏe và thị giác của họ rất kém. Do không có melanin bảo vệ nên họ rất nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng.
Mất sắc tố sẽ khiến da bị tổn thương
Melanin sẽ không xuất hiện ở vùng da bị bỏng, phồng rộp hay nhiễm trùng. Vì vậy, các vùng da này sẽ bị mất đi hắc sắc tố, tạo thành những vết da có màu khác so với các vùng da còn lại. Bạn có thể dùng kem che khuyết điểm để khắc phục điều này.
Cách kiểm soát sắc tố melanin giúp làn da sáng khỏe
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung chất chống oxy hóa: Bạn nên bổ sung hàm lượng chất oxy hóa giúp giảm melanin trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên tăng cường sử dụng các sản phẩm chứa vitamin D, vitamin B12,… và bổ sung từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để da khỏe đẹp hơn.
Bổ sung các loại vitamin: Bạn có thể bổ sung các nhóm vitamin sau để kiểm soát lượng melanin trong cơ thể như:
- Vitamin A: Dầu gan cá, cà rốt, khoai lang,…
- Vitamin D: Cá trích, cá hồi, tôm, hàu,…
- Vitamin E: Hạnh nhân, kiwi, hạt hướng dương, bơ,…
Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản sinh melanin. Do đó, bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên mỗi khi hoạt động ngoài trời. Đồng thời cần che chắn kỹ lưỡng và tránh hoạt động ngoài trời sau 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Cân bằng nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố cũng hạn chế khả năng kiểm soát hormon MSH của cơ thể. Hormon này có chức năng kích thích tế bào sắc tố, ngăn ngừa tình trạng nám da.
Vì vậy, để cân bằng nội tiết tố bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như đậu nành, các loại hạt, súp lơ,… Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi đấy!
Sử dụng thuốc/ kem bôi điều trị
Bạn có thể bôi thuốc mỡ để giảm cảm giác đau rát khi bị cháy nắng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc hoặc kem trị nám có thành phần ức chế melanin như Niacinamide, N-Acetyl Glucosamine, Arbutin,…
Đặc biệt, bạn nên chú ý các sản phẩm này phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng bị kích ứng khi dùng. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc hay bôi kem thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé!
>>>>>Xem thêm: Mụn là gì? Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị các loại mụn
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin melanin là gì? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với mọi người. Cùng chờ đón bài viết đầy thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!