Từ lâu ngải cứu đã là một loại thảo dược phổ biến và có nhiều công dụng trong cuộc sống. Bài viết dưới đây, Gockhampha.edu.vn sẽ cùng bạ tìm hiểu cụ thể ngải cứu là gì cũng như những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
Bạn đang đọc: Ngải cứu là gì? 9 tác dụng của ngải cứu giúp sức khỏe tốt hơn
Contents
Ngải cứu là gì?
Ngải cứu tên Latin là Artemisia absinthium hay còn gọi là rau ngải, ngải diệp. Là một loại cây cỏ có giá trị dinh dưỡng cao, mùi hương đặc trưng. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng nhờ đặc tính dễ phát triển, nó xuất hiện khắp hơn trên thế giới. Ở nước ta, nó mọc nhiều ở miền Bắc.
Ngải cứu là một loại cây thân cỏ thuộc họ cúc, khi trưởng thành cây có thẻ có từ 0,4 – 1m. Lá cây có màu xanh, mặt dưới phủ lớp lông trắng. Cây có mùi hương riêng, trong lá có tinh dầu. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi xem là cỏ dại diệt trừ.
Loại cây này được sử dụng để làm rượu ngải cứu (Absinthe). Loại rượu có nguồn gốc từ Pháp được nhiều người ưa chuộng, trong đó có họa sĩ nổi tiếng Vincent Van Gogh. Tuy nhiên, thứ rượu này cũng đem lại khá nhiều tác dụng phụ.
Loại cây này từng bị cấm tại Hoa Kỳ từ năm 1912 đến năm 2007 do có khả năng gây ảo giác và được xem là một chất độc. Ngày nay, ngải cứu đã được công nhận và được phép sử dụng tại Hoa Kỳ.
Ngải cứu có tác dụng gì?
Chữa bệnh về xương khớp
Tính ấm trong ngải cứu được ứng dụng để chữa các bệnh về xương khớp. Loại cây này hỗ trợ tốt cho xương khớp giúp giảm đau, kháng viêm, giúp lưu thông khí huyết,…. Đặc biệt với những người bị gai cột sống hay thấp khớp có thể giã ngải cứu lấy nước cốt pha cùng mật ông uống hoặc giã nhuyễn lá làm thuốc đắp.
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Một trong những tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ là làm giảm đau bụng kinh, đau lưng nhờ tính ấm sẵn có. Với những người có kỳ kinh nguyệt không đều có thể thử sử dụng ngải cứu để cải thiện tình trạng này.
Tác dụng an thai
Ngải cứu cũng là một phương thuốc điều trị an thai hiệu quả, không chỉ vậy, bài thuốc này còn phù hợp với những phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh, khó mang thai. Tuy nhiên, bài thuốc chỉ có tác dụng khi dùng đúng liều lượng và kết hợp cùng một số loại thảo dược giúp tăng dược tính của ngải cứu.
Giúp cầm máu
Trong ngải cứu có thành phần giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn,… khá tốt. Đây là một bài thuốc hữu hiệu trong những trường hợp khẩn cấp mà không có bông gòn hay oxy già. Nhất là khi bạn bị thương, rắn cắn,…
Chữa chứng suy nhược cơ thể
Ngải cứu còn được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng tốt. Lá ngải cứu kết hợp cùng hạt sen, táo đỏ để hầm gà ác là một món ăn đại bổ, hỗ trợ khai thông khí huyết, trị chứng biến ăn. Phù hợp với cơ thể suy nhược, người vừa mới ốm dậy hay bệnh lâu ngày.
Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay
Trong tinh dầu lá ngải cứu còn có những thành phần chống viêm, kháng khuẩn tốt nên thường dùng để chữa mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…Ngải cứu tươi có thể giã nhuyễn đắp lên vết ngứa, mụn nhọt để kháng viêm. Hay dùng để đun nước tắm chữa mề đay, rôm sảy.
Giúp máu lưu thông
Nếu bạn thường xuyên chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém, hãy thử sử dụng ngải cứu. Bạn có thể dùng lá làm thức ăn hằng ngày, nấu canh, rán trứng hàng tuần để hỗ trợ cải thiện khả năng lưu thông máu não.
Chữa bệnh đường hô hấp trên
Bên cạnh đó, ngải cứu còn có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác như: lá bưởi, khuynh diệp,… để trị chứng cảm mạo, ho khan,… Bạn có thể đun nước uống hay xông ngải đều được.
Đồng thời ngải cứu còn có rất nhiều công dụng như: chữa tụt huyết áp, chữa bệnh giun sán, cải thiện tuần hoàn máu,…Ngải cứu được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ăn ngon, chế biến được nhiều món ăn.
Đặc tính chống oxy hóa
Ngải cứu còn có một hợp chất được nhiều sự quan tâm đó là chamazulene. Hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nồng độ cao nhất là trước khi ra hoa.
Chúng có tác dụng giảm stress oxy hóa trong cơ thể – một nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, những bệnh lý về tim mạch, bệnh Alzheimer cũng như một số loại bệnh khác. Tuy nhiên, còn cần nhiều nghiên cứu về đặc tính của chamazulene.
Tìm hiểu thêm: Ghế massage là gì? 5 lợi ích khi sử dụng ghế massage
Những lưu ý khi dùng ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc hữu dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng cách hoặc có liều lượng rõ ràng. Trên thực tế có khá nhiều trường hợp sử dụng sai cách dẫn đến ngộ độc. Vậy nên, khi sử dụng ngải cứu bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng quá nhiều ngải cứu, mỗi lần ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần ăn dưới 3 lần.
- Phụ nữ mang thai hay từng sảy thai, sinh non, không nên ăn.
- Người đang cho con bú không nên dùng ngải cứu hàng ngày.
- Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa bệnh trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư,… có thể tạo tương tác và gây phản tác dụng của thuốc.
- Với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
- Không dùng ngải cứu dài ngày và quá 4 tuần.
Các món ngon từ ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Cụ thể là một số món như:
Trứng chiên ngải cứu
Nếu bạn đã quá chán trứng chiên là mơ hay cà chua thì có thể thử món ăn này. Món ăn đơn giản này có thể chữa đau bụng kinh, chứng mất ngủ,…
Gà ác hầm ngải cứu
Món ăn này phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là các mẹ bầu và người vừa khỏi bệnh.
Gà hấp ngải cứu
Món ăn thơm ngon mà không dầu mỡ này cũng vô cùng dễ làm mà lại vừa hợp khẩu vị người nhà bạn.
Trứng hấp ngải cứu
Bên cạnh trứng chiên ngải cứu, bạn cũng có thể thử món trứng hấp ngải cứu dễ làm này.
Cá chép hấp ngải cứu
Nếu bạn là một người thích ăn cá thì không thể bỏ qua món ăn này. Một món ăn có độ dinh dưỡng cao và vô cùng dễ làm.
Chân giò hầm ngải cứu
Bạn cũng có thể thử hầm ngải cứu cùng chân giò. Món ăn này vừa thanh đạm lại vừa bổ dưỡng.
Canh ngải cứu nấu trứng
Nghe thì có vẻ hơn lạ nhưng món ăn này lại rất tốt để trị những bệnh như ho, cảm vặt,…
>>>>>Xem thêm: Panthenol trong mỹ phẩm có công dụng gì? Có an toàn không?
Vậy là qua bài viết trên, Gockhampha.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu về ngải cứu là gì cũng như những tác dụng của loại thảo dược này. Hi vọng những thông tin trên có thể trả lời được những thắc mắc của bạn về loại cây này.