Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương
Rate this post

Chắc hẳn bạn đã từng nghe mọi người nói đến ngày Tam nương. Vậy ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Tại sao mọi người thường xem đây là ngày không may mắn và cách hóa giải ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của bạn nhé!

Bạn đang đọc: Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Ngày Tam nương là gì?

Ngày Tam Nương được hình thành và có nguồn gốc từ lịch sử Trung Quốc. Trong đó “Tam” theo tiếng Hán có nghĩa là 3, còn “Nương” mang nghĩa là phụ nữ. Tam Nương nhằm chỉ 3 người phụ nữ thời cổ xưa bao gồm Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự.

Họ đều là những người phụ nữ tuyệt sắc giai nhân, mang trong mình vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.

Chính những sắc đẹp tuyệt trần đó đã khiến cho các vị vua lúc bấy giờ chìm đắm trong sắc dục, ngày ngày mê muội mà không màng đến việc chính sự, bỏ bê nhân dân dẫn đến nước nhà suy vong, sụp đổ.

Chính vì lẽ đó mà người ta cho rằng ngày Tam Nương là những ngày xấu trong năm vì chúng gắn liền với những người phụ nữ mang họa diệt vong cho cả một triều đại. Vậy nên mọi người thường tránh tổ chức những sự kiện trọng đại vào ngày này để không gặp phải vận đen, xui xẻo.

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Ngày Tam nương là gì?

Có một điều khá thú vị là ở phương Tây cũng có những ngày được xem là ngày xấu và đặc biệt những ngày lại trùng với ngày Tam Nương ở phương Đông.

Những ngày xấu này bên họ có tên là Nguyệt Kỳ, theo đó khi Trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh trái đất thì cứ 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới, thời điểm này các dòng năng lượng khi dao động sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên trái đất.

Ngày Tam nương là ngày nào?

Theo dân gian thì ngày Tam nương sẽ rơi vào các ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch của các tháng trong năm. Đây được coi là những ngày mà ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung bắt đầu những chuỗi ngày mê muội, chìm trong dục sắc của các đấng vua chúa.

Nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng đây chính là ngày mà triều đại của những ông vua háo sắc bị sụp đổ. Cho đến nay thì vẫn chưa biết chính xác đâu là ngày các nàng được đưa vào nội cung và đâu là ngày mà các nước đó bị sụp đổ.

Nhưng họ biết chắc chắn đây là những ngày xấu, có thể đem đến xui xẻo cho mình nên không dám khai trương động thổ, cưới hỏi nhập trạch…

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Ngày Tam nương là ngày nào?

Nguồn gốc Tam nương

Như đã giải thích ở trên ngày Tam Nương gắn liền với ba người phụ nữ đẹp tuyệt trần, sắc đẹp đó đã khiến cho cả đất nước diệt vong. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của từng người và biết chi tiết hơn về nguồn gốc ngày Tam nương nhé!

Muội Hỷ

Nhà Hạ truyền đời vua Kiệt, là một vị vua tài ba với nhiều công lao, được người dân ngưỡng mộ. Nhưng chính vì lẽ đó nên ông càng trở nên tự đắc, dần trở nên sa đọa vào hưởng lạc mà bỏ mặc đất nước khiến chính sự đổ nát, kinh tế tiêu điều, nhân dân lầm than.

Vị vua này lúc bấy giờ cực kỳ mê một mỹ nhân tên là Muội Hỷ, nàng là món quà mà nước Hữu Thi dâng lên vua Kiệt nhằm thoát kiếp nạn khi vị vua này đem quân đánh chiếm Hữu Thi.

Mang cho mình sắc đẹp huyền bí cùng vẻ lạnh lùng hiếm khi cười, Muội Hỷ đã cướp đi trái tim vua Hạ khiến ông say đắm và bất chấp mọi thứ miễn sao nàng vui vẻ. Vì người đẹp mà vua Kiệt càng ngày càng bỏ bê triều chính, khiến đất nước ngày càng lầm than, lời dân oán trách khắp mọi nơi.

Chính vì lẽ đó, nhà nước dần suy sụp và vua Thành Thang nhà Thương đã dấy binh lật đổ triều Hạ.

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Muội Hỷ

Đát Kỷ

Đến cuối đời Thương vua Trụ kế nghiệp, ông cũng là một vị vua tài giỏi, với khả năng thao lược, chiến đấu tốt của mình ông đã đem lại nhiều chiến công và thành quả xây dựng đất nước.

Nhưng cũng giống như nhiều vị vua khác, sự xa hoa làm mờ mắt, ông dần trở nên sa đọa, hung hăn và rất hóa sắc. Vì đã mê mẩn với sắc đẹp của Đát Kỷ con gái Tô Hộ (vị quan thân trong triều), vua Trụ đã bắt ông dâng người con gái quý báu cho mình.

Không phải tự nhiên mà Đát Kỷ khiến nhà vua mê mệt như vậy, bà rất đẹp, đến nỗi vẻ đẹp đó khi tức giận cũng khiến cho vua Trụ say đắm. Người ta đồn rằng Đát Kỷ tuy mang vẻ đẹp thánh nữ nhưng bên trong là tâm hồn của một con hồ ly tinh.

Bà là người xui vua làm lắm điều sai quấy, vô đạo, thậm chí có sách viết bà còn đưa các chư hầu, cái cắm vào bộ máy quan lại nhằm mục đích phá hỏng nền chính trị của nhà Thương. Chính vì quá si mê sắc dục, bỏ bê triều chính nên đất nước ngày càng yếu kém, nhân dân đói khổ.

Nắm bắt thời cơ đó vua Vũ nhà Chu đã cùng với hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân tiến quân tiêu diệt nhà Thương lập nên triều đại nhà Chu.

Tìm hiểu thêm: Phanh xích lô là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương
Đát Kỷ

Bao Tự

Ở cuối đời nhà Tây Chu, Chu U vương là người đứng đầu, ông không chỉ là kẻ tàn bạo, mà còn là người rất ham nữ sắc. Thời đó nhà Chu cấm bán gỗ dâu, nhưng có một gia đình đã không biết và mang gỗ dâu ra chợ bán.

Vì phạm phải lệnh cấm nên họ đã bị quân lính đuổi bắt, trên đường đã bắt gặp một cô bé bị bỏ rơi và quyết định dẫn cô bé theo. Cô bé bỏ rơi đó chính là Bao Tự, gia đình chạy trốn kia đã chạy sang tận nước Bao và nuôi nấng cô ở đây.

Khi trở thành một thiếu nữ cô gái sở hữu một sắc đẹp tuyệt trần, khiến bao chàng trai say đắm.

Về sau người nước Bao phạm tội với Chu U Vương, không còn cách nào khác người nước Bao đã đem Bao Tự cho vua Chu U Vương để được tha tội. Và kể tư đây ông đã chìm đắm trong sắc đẹp của nàng, trở thành một ông vua si tình và ngu muội.

Nàng cũng là nguồn cơn của điển tích “Phóng hỏa hí chư hầu”, vì để nàng được vui cười mà Chu U vương hết lần này đến lần khác sai đốt lửa lừa các chư hầu đến cứu.

Đến khi Thân hầu liên hợp nước Tằng cùng Khuyển Nhung kéo đến, Chu U vương đốt lửa gọi chư hầu nhưng các chư hầu nghĩ đó là màn trêu chọc của U vương nên không đến và nhà Chu bị diệt.

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Bao Tự

Những điều kiêng kỵ vào ngày Tam nương

Sẽ có 6 ngày trong một tháng bao gồm mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng là ngày Tam Nương. Đây được là những ngày xấu, không chỉ theo quan niệm xưa mà nó còn được thể hiện phần nào đó bởi khoa học.

Vào những ngày này mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chính vì lẽ đó bạn nên tránh các việc làm sau đây để có được một ngày bình yên, để cơ thể cân bằng, trí não minh mẫn để xử lý thật tốt mọi việc.

Không nên làm việc lớn: Tránh tổ chức các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, mua bán đất, động thổ xây nhà… vì theo tín ngưỡng những việc này có thể gặp xui xẻo và trắc trở khi tổ chức vào ngày Tam Nương.

Thận trọng khi đi ngoài đường: Vào những ngày Tam nương cũng cẩn phải hạn chế việc đi đường xa, đi du lịch, tiến hành đi dã ngoại trên núi hay ngoài sông, suối… Nếu buộc phải đi thì cần phải chú ý đi đứng cẩn thận và thậm chí là chọn giờ tốt để xuất phát.

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

Những điều kiêng kỵ vào ngày Tam nương

Cách hóa giải ngày Tam nương

Cách hóa giải đơn giản và hiệu quả ngày Tam Nương nhất chính là bạn nên nắm rõ về chúng. Thường thì chúng ta chỉ hay để ý mỗi Dương lịch nên từ giờ bạn cần phải để ý lịch Âm hơn và cẩn thận để tránh làm những việc lớn, những việc mang ý nghĩa quan trọng vào ngày Tam Nương.

Chúng chỉ có 6 ngày trong một tháng nên việc tránh chúng cũng hết sức đơn giản. Nếu bắt buộc phải thực hiện việc lớn vào những ngày không may mắn này thì bạn có thể chọn giờ tốt trong ngày đó để thực hiện để giảm điều không may nhất có thể.

Ngày Tam nương là gì, vào ngày nào? Kiêng kỵ, hóa giải ngày tam nương

>>>>>Xem thêm: Đặc tính, thành phần dinh dưỡng và lợi ích của sữa non

Cách hóa giải ngày Tam nương

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn ngày Tam Nương là gì,vào ngày nào cũng như những kiêng kỵ và cách hóa giải ngày Tam Nương. Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *