Khi điền thông tin các loại giấy tờ bạn thường bắt gặp thuật ngữ nguyên quán hay quê quán. Tuy là loại thông tin cơ bản nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu và phân biệt được rõ được hai thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu Nguyên quán, Quê quán là gì và cách phân biệt hai khái niệm này, cùng theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên quán là gì? Phân biệt Nguyên quán và Quê quán
Contents
Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là thuật ngữ dùng để xác định nguồn gốc của cá nhân và được xác định bằng những căn cứ nhất định. Thông thường mọi người thường hiểu nguyên quán là nơi quế gốc, nơi sinh sống của ông/bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông/bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
Cách hiểu đơn giản mà mọi ngươi thường hiểu là như vậy nhưng hiểu một cách chính xác và cụ thể theo góc độ pháp lí tuân theo điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn cách ghi nguyên quán trong các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cá nhân quy định như sau:
Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Quê quán là gì?
Quê quán được hiểu đơn giản là địa danh, nơi sinh trưởng của của người cha hoặc người mẹ. Việc xác định quê quán của người con có thể lựa chọn theo cha hoặc mẹ tùy vào tập quán của từng địa phương hoặc thông qua thỏa thuận giữa cha và mẹ để xác định quê quán của con là theo cha hay theo mẹ.
Cũng tương tự như cách hiểu này, pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định về cách xác định quê quán theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha, mẹ hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.
Phân biệt Nguyên quán và Quê quán
Phân biệt theo tên gọi và khái niệm
Với tên gọi và khái niệm của nguyên quán và quê quán mình đã trình bày ở mục trên thì các bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai thuật ngữ này. Quê quán được hiểu là nơi sinh trưởng của người cha hoặc người mẹ, còn nguyên quán được hiểu là quê gốc, xuất xứ của công dân nơi sinh sống của ông, bà nội ngoại.
Tìm hiểu thêm: Chất liệu Textile là gì và điểm khác biệt so với loại vải khác?
Phân biệt theo giấy tờ
Chúng ta có thể phân biệt nguyên quán và quê quán theo định nghĩa trên giấy tờ như sau:
Nguyên quán sẽ được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
Nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới của hiện tại. Còn Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy ta có thể thấy quê quán và nguyên quán đều nhằm chỉ nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên nguyên quán được xác định sâu, rõ ràng và xa hơn so với quê quán.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ theo pháp lý thì nguyên quán được Bộ Công an sử dụng trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, chứng minh nhân dân… Còn quê quán chỉ được Bộ Tư pháp dùng trong Giấy khai sinh.
>>>>>Xem thêm: PP là gì? Từ viết tắt, nghĩa của PP trên Facebook và các lĩnh vực khác
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu Nguyên quán, Quê quán là gì và cách phân biệt hai khái niệm này. Nếu hữu ích bạn có thể chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo và để lại thắc mắc bên dưới bình luận để mình hỗ trợ nhé!