Thế giới của chúng ta đang ngày càng phát triển đã tạo ra một thị trường việc làm vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số những ngành nghề mới xuất hiện có PMC. Vậy PMC là gì, hãy cùng Dinhnghia.com.vn tìm hiểu trong bài viết hôm nay nha.
Bạn đang đọc: PMC là gì? Cách trở thành tư vấn viên quản lý dự án chuyên nghiệp
Contents
PMC là gì?
PMC viết đầy đủ là Project Management Consultant có thể dịch là tư vấn viên quản lý dự án. Họ là những người giữ vai trò quan trọng trong tất cả những dự án lớn nhỏ của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một dự án.
Vị trí này không chỉ phổ biến với các doanh nghiệp nước ngoài mà cả trong nước, vì đơn giản là bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện các dự án đầu tư.
Tư vấn quản lý dự án vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, thành công hay thậm chí là thất bại của toàn bộ dự án. Những doanh nghiệp thường sẽ chi trả một khoản tiền khá lớn để sử dụng dịch vụ tư vấn và quản lý dự án nếu trong công ty không có các chuyên gia tư vấn.
Nhiệm vụ của PMC
PMC sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý dự án mà nhận nhiệm vụ giống như một cố vấn hơn. Họ sẽ hoạt động nhiều trước khi dự án diễn ra thông qua việc nghiên cứu các yếu tố chủ quan và khách quan xung quanh dự án nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
Vai trò của họ là vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để quan sát, tư vấn cho doanh nghiệp trong suốt quá trình dự án diễn ra. Hằng ngày, các PMC kiểm tra sổ sách, tài nguyên của doanh nghiệp, tạo các mối quan hệ để định hướng cho dự án đi theo hướng có lợi nhất.
Công việc của nhân viên PMC
Trong lúc triển khai dự án, bạn cần tổ chức các cuộc họp thảo luận để tìm ra sự thống nhất giữa đôi bên. Cùng lúc đó, bạn cũng nên thiết lập một mối quan hệ thân thiết, bền vững với đối tác của mình.
Bạn cũng cần chuẩn bị tài liệu, nội dung thuyết trình trước khi gặp đối tác. Ngoài ra, một PMC chuyên nghiệp phải theo dõi, nghiên cứu và thu thập dữ liệu liên quan đến dự án mà mình đang đảm nhận.
Kiến thức và kỹ năng PMC cần có
Trình độ chuyên môn
Vì công việc của PMC có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều mặt của doanh nghiệp nên trình độ chuyên môn có đòi hỏi khá cao. Để trở thành một cố vấn dự án, bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu có bằng tốt nghiệp loại khá giỏi hoặc sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành.
PMC có rất nhiều trách nhiệm phải đảm nhận nên việc có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt sẽ giúp ích rất nhiều. Sau đây là những kiến thức chuyên môn trên một số lĩnh vực mà một PMC đích thực cần có:
- Kinh doanh: Điều này vô cùng cần thiết để một PMC có thể đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Kế toán: Hoạt doanh của một doanh nghiệp sẽ luôn liên quan đến kế toán. Vì vậy, một PMC cần có kiến thức trên lĩnh vực này nhằm đánh giá chính xác nhất việc nghiên cứu thị trường.
- Pháp luật: Kiến thức về pháp luật vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp PMC không đưa ra những phán đoán vi phạm pháp luật.
- Tiếp thị: Nắm được những kiến thức liên quan đến tiếp thị sẽ giúp PMC tạo ra được nguồn khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện của mình trên thị trường.
Kiến thức tổng quát
Ngoài những hiểu biết về lĩnh vực của doanh nghiệp, PMC cũng nên chuẩn bị cho mình một vốn hiểu biết phong phú ở nhiều mảng khác nhau. Nhờ vào kiến thức tổng quát, PMC có thể nắm bắt dự án linh hoạt và đem về hiệu quả cao hơn.
Nắm rõ hoạt động doanh nghiệp
Hiểu về doanh nghiệp là một cách để đưa ra những định hướng đúng đắn. PMC cần nắm rõ các hoạt động mà doanh nghiệp đang xây dựng, cách thức vận hành và hạn mức của doanh nghiệp.
Tuân thủ các quy định
Để dự án có những hướng đi phù hợp và vận hành trơn tru, PMC phải nắm chắc các quy định liên quan đến dự án của mình. Quy định ở đây bao gồm cả quy định của doanh nghiệp và các chế tài của Nhà nước.
Khả năng đọc số liệu
Một dự án thường bao gồm rất nhiều số liệu, từ nhân lực đến nguồn vốn, doanh thu. Việc có khả năng đọc số liệu sẽ giúp các PMC nhận định đúng đắn tình hình thị trường và doanh nghiệp hiện tại, cũng như dự đoán xu hướng thay đổi trong tương lai để có các hướng đi phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ thời điểm ra mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy S23
Tư duy logic, tích cực
Một người PMC có tư duy logic sẽ điều hướng cho dự án được triển khai một cách khoa học và hợp lý nhất. Ngoài ra, PMC cũng nên giữ cho mình một thái độ làm việc tích cực, sẵn sàng đón nhận những thử thách.
Các kỹ năng mềm khác
Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành một PMC, bạn cũng nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm khác. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng thuyết trình,… để cho sự cố vấn của bạn trở nên giá trị hơn.
Lời khuyên trở thành PMC chuyên nghiệp
Trau dồi các kỹ năng, trình độ mỗi ngày
Không chỉ riêng PMC mà các ngành nghề khác cũng thế, bạn phải liên tục phát triển bản thân mỗi ngày. Hãy tích cực trau dồi các kỹ năng cần thiết, tham gia các khóa học để nâng cao năng lực, trình độ của bản thân. Nhất định những cơ hội mới sẽ mở ra với bạn!
Cải thiện khả năng giao tiếp
Với môi trường phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người nên giao tiếp là một kỹ năng bắt buộc phải có của một PMC. Để tự tin thể hiện khả năng của mình trong vai trò PMC, bạn hãy rèn luyện cho mình phong cách giao tiếp lưu loát, cởi mở và nhất là tự tin.
Phân tích và rút kinh nghiệm
Không ai là hoàn hảo ngay từ phút đầu cả! Nếu có lỡ mắc những sai lầm trong công việc, bạn nên xem đó là động lực phát triển mỗi ngày. Hãy phân tích cái sai và rút cho mình thật nhiều kinh nghiệm quý báu để không phải mắc lại sai lầm nhiều nữa nhé!
Sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ hỗ trợ
Bây giờ, PMC có thể áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý dự án, giúp tối đa hóa hiệu quả công việc và tiết kiệm tối đa ngân sách dự án. Áp dụng phần mềm quản lý chi phí cũng là cách tránh thất thoát ngân sách và quản lý hiệu quả dòng tiền vào và ra của dự án.
>>>>>Xem thêm: Troll là gì? Meme troll, cách troll người khác hiệu quả
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp PMC là gì. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp bạn tại những chủ đề tiếp theo trên trang Dinhnghia.com.vn.