Tế bào Hela là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng và Quy trình nghiên cứu tế bào Hela

Tế bào Hela là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng và Quy trình nghiên cứu tế bào Hela
Rate this post

Tế bào hela là gì? Cái tên hela được bắt nguồn từ đâu? Ứng dụng của tế bào hela trong nghiên cứu khoa học như thế nào? Chắc chắn đây vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu khái quát về tế bào hela qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Tế bào Hela là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng và Quy trình nghiên cứu tế bào Hela

Tế bào hela là gì

Tế bào Hela (hela cell) là một loại tế bào thuộc dòng tế bào bất tử được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Đây là dòng tế bào người lâu đời nhất, được ứng dụng nhiều nhất. Vì là một dòng tế bào rất ổn định và sinh trưởng mạnh nên rất dễ nhiễm chéo vào nhiều dòng tế bào khác – việc này cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Tế bào thường trực là gì dòng tế bào là gì? – Là thế hệ tế bào, mô có chung nguồn gốc nguyên thủy hay tổ tiên, có những đặc điểm gen giống nhau. Tế bào thường trực cũng là một dòng tế bào.

Tế bào Hela là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng và Quy trình nghiên cứu tế bào Hela

Tế bào Hela (hela cell) là một loại tế bào thuộc dòng tế bào bất tử

Nguồn gốc ra đời của tế bào hela

Tế bào hela là gì? Được biết đây là tế bào lâu đời nhất và là một thành tựu của ngành y học. Vậy, hela được ra đời như thế nào?

Khởi nguồn của tế bào ung thư bất tử và cuộc đời bất tử của Henrietta Lacks

Henrietta Lacks (1920 – 1951) là người phụ nữ gốc phi, làm nghề trồng cây thuốc lá ở Roanoke, Virginia. Sau khi sinh đứa con thứ năm, bà bị phát hiện bị ung thư cổ tử cung và chữa trị tại bệnh viện John Hopkins – đây là bệnh viện duy nhất trong khu vực chữa trị cho người da đen.

Ngày 4/10/1951, bà đã qua đời. Các tế bào được trích từ Henrietta Lacks đã được chuyển đi khắp Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Đến năm 1960, được đưa vào vũ trụ.

Quy trình nghiên cứu của tế bào hela

Các tế bào từ khối u của  được nuôi cấy từ nhà nghiên cứu George Gey mà không đồng ý của cô ấy, Gey đã phát hiện ra cách để chúng sống bên ngoài cơ thể. Sau một thời gian nghiên cứu, Gey đã có thể phân tách một số tế bào, tăng sinh và tạo ra một dòng tế bào.

Đây là tế bào người đầu tiên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mà không chết sau một số lần phân chia, gọi là tế bào bất tử. Gey đã đặt tên nó là hela, theo hai chữ cái đầu tiên của Henrietta Lacks.

Việc nghiên cứu ra hela là một thành tự khoa học rất to lớn với nhiều lợi ích mang lại cho nền y học của thế giới. Vì lẽ đó, nên Gey đã hiến tặng các tế bào và các công cụ, quy trình thí nghiệm ông đã phát triển cho các nhà khoa học khác khi có yêu cầu.

Tìm hiểu thêm: Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào?

Tế bào Hela là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng và Quy trình nghiên cứu tế bào Hela

>>>>>Xem thêm: Đặc điểm và vai trò của ngành thân mềm

Quy trình nghiên cứu của tế bào hela

Ứng dụng của tế bào hela 

Tế bào hela được sử dụng trong việc bào chế vacxin bệnh bại liệt, SARS, nghiên cứu các công thức về chống ung thư, AIDS, ảnh hưởng của chất phóng xạ, chất độc lên tế bào, lập bản đồ gen và bào chế thuốc chống bệnh lậu, cúm,… Nhờ vào dòng tế bào hela, mà các nhà khoa học đã phát hiện ra bệnh ung thư cổ tử cung do virus papillomavirus gây nên.

Năm 2011, tế bào hela được sử dụng để thử nghiệm chất nhuộm mới là heptamethine IR-808 và các chất nhuộm tương tự khác. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan đến các phân tử carbon nhằm kích hoạt quá trình chết theo chương trình như một phần của liệu pháp quang động và nghiên cứu ung thư thông qua nghiên cứu các dòng tế bào nuôi cấy.

Như vậy, sự ra đời của tế bào hela là một bước tiến lớn cho ngành y học thế giới với các công trình nghiên cứu quan trọng của con người. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ nắm được tế bào hela là gì, sự ra đời và ứng dụng của loại tế bào bất tử này. Hãy để lại ý kiến về bài viết tế bào hela là gì và  theo dõi những bài viết tiếp theo của Gockhampha.edu.vn.COM.VN để trau dồi thêm kiến thức nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *