Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch
Rate this post

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ngày lễ Thất Tịch. Vậy Thất Tịch là ngày gì, bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa và phong tục lễ hội của các quốc gia vào ngày này như thế nào? Hãy cũng Dinhnghia tìm hiểu những điều thú vị về ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau này nhé!

Bạn đang đọc: Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Thất Tịch là ngày gì?

Có lẽ mọi người đều đã rất quen thuộc với ngày lễ tình nhân 14 tháng 2 (Valentine) của người phương Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng ở phương Đông, nhất là các nước Đông Á cũng có ngày lễ tình nhân của riêng mình. Đó là ngày Thất Tịch.

Ngày lễ Thất tịch (Hán-Nôm: 七夕, còn gọi Tết ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu) là ngày 7/7 Âm lịch hàng năm ở một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ngày này cũng là ngày gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ.

Năm 2023, lễ Thất Tịch sẽ rơi vào ngày 22 tháng 8 dương lịch.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ngày lễ Thất tịch là ngày 7/7 Âm lịch hàng năm

Nguồn gốc ngày Thất Tịch

Nguồn gốc ra đời của ngày Thất tịch gắn liền với chuyện tình trắc trở của Ngưu Lang – Chức Nữ. Chuyện kể rằng, có một anh chàng chăn trâu tên Ngưu Lang. Vốn gia cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Ngưu Lang phải sống với vợ chồng người anh trai. Mặc dù rất trung thực và chăm chỉ nhưng anh vẫn bị chị dâu hắt hủi và đuổi khỏi nhà.

Từ đó, Ngưu Lang sống một mình trên đồi với chú trâu của mình. Một lần, lúc đang chăn trâu trên đồi thì anh bỗng dưng phát hiện một hồ nước gần đó có 7 nàng tiên đang nô đùa. Tất cả các nàng tiên đều xinh đẹp nhưng Ngưu Lang lại trót phải lòng nàng tiên trẻ tuổi nhất. Nàng chính là Chức Nữ – con gái út của Ngọc Hoàng.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ngưu Lang giấu xiêm y của Chức Nữ

Lúc này, chú trâu mà anh hết mực chăm sóc đã bày kế cho anh là hãy giấu xiêm y của cô tiên nữ đó, để cô mãi ở chốn trần gian cùng với anh chàng. Ngưu Lang liền làm theo lời chú trâu. Quả thật, khi tới giờ phải bay về trời, các chị cô đều quay trở về hết, để lại nàng tiên nữ khóc lóc một mình vì mất đồ.

Thấy vậy, Ngưu Lang mủi lòng, đem bộ xiêm y trả lại cho Chức Nữ. Anh cũng thú nhận mọi tội lỗi và thổ lộ hết chân tình của mình. Cảm nhận được tình cảm chân thành của chàng và thấy chàng là người thật thà, Chức Nữ đồng ý. Từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Hai người quyết định ở bên nhau

Một thời gian sau, Ngọc Hoàng phát hiện đứa con gái út mất tích nên đã sai binh lính xuống trần bắt nàng về trời. Chàng Ngưu Lang với tình cảm chân thành cùng nỗi nhớ vợ tha thiết, đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Vương Mẫu biết chuyện nên đã vạch ra ranh giới giữa 2 cõi, đó là sông Ngân Hà để chia cắt hai người.

Không bỏ cuộc, Ngưu Lang cố gắng ở đó đợi chờ cho đến khi Chức Nữ quay về. Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch

Ý nghĩa của ngày Thất Tịch trong văn hóa phương Đông

Trung Quốc

Trung Quốc có thể coi là nơi bắt nguồn của Lễ Thất Tịch và chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ. Do đó, đây là một ngày lễ rất quan trọng của người dân Trung Hoa. Ở nơi được xem là cái nôi của ngày Thất Tịch, mọi hoạt động xoay quanh ngày lễ này đều diễn ra hết sức sôi động.

Ngày xưa, vào ngày lễ truyền thống này các cô gái trẻ chưa chồng sẽ trưng bày các vật dụng nghệ thuật do tự tay mình tạo nên để thể hiện sự khéo của bản thân, cầu nguyện cho nàng Chức Nữ mong lấy được một người chồng tốt. Có rất nhiều cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu thùa,… để các cô gái thỏa sức thể hiện bản thân mình.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ngày Thất tịch các cô gái trẻ thể hiện sự khéo tay của bản thân

Bên cạnh đó, các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, điều này tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành của các cô nàng.

Ở một số nơi khác, cũng có rất nhiều hoạt động thú vị. Chẳng hạn, trong ngày này 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Họ sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ vào mỗi chiếc bánh mình làm ra. Khi ăn, người nào ăn trúng chiếc bánh có cây kim sẽ trở nên khéo léo. Tương tự đồng xu sẽ có được giàu sang phú quý, còn người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm: Phân tích tính chất và ý nghĩa của nguyên lý về sự phát triển

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch
Phong tục đặt một cây kim lên mặt nước của người Trung Hoa vào ngày Thất tịch

Việt Nam

Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” – cách gọi khác mà người Việt ưu ái dành cho Ngưu Lang và Chức Nữ. Sở dĩ có cái tên này là bắt nguồn từ những cơn mưa ngâu thường cuất hiện vào ngày này. Mọi người luôn tin rằng đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Mưa ngâu là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau

Một điều đặc biệt nữa làm ngày lễ Thất Tịch gắn liền với lịch sử Việt đó do đoạn ghi chép lịch sử lưu lại vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Lúc bấy giờ, nhà vua đang ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có hoàng tử để truyền ngôi vị. Vua đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức, cũng chính là vua Lý Nhân Tông sau này.

Qua câu chuyện lịch sử này, cứ vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống cho tất cả mọi người.

Người dân ở đất nước ta luôn tin rằng trong ngày Thất Tịch, nếu trời không mưa, các cặp đôi yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ thì sẽ mãi mãi hạnh phúc bên nhau. Vào những năm gần đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau vào ngày này nếu ăn chè đậu đỏ sẽ gặp suôn sẻ trong chuyện tình cảm. Những người yêu nhau thì càng yêu nhau thắm thiết, bên nhau dài lâu và những ai còn cô đơn sẽ tìm được nửa kia của đời mình.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ gặp nhiều may mắn trên đường tình duyên

Nhật Bản

Ngày lễ Thất Tịch du nhập vào Nhật trong thế kỷ thứ 8 và trở nên phổ biến rộng rãi từ thời kỳ Edo. Tại Nhật đặc biệt ở các thành phố Sendai, Hiratsuka và vùng Tōhoku, lễ hội còn có cái tên trìu mến là “Tanabata“.

Vào ngày lễ này người dân ở đây sẽ chuẩn bị rất nhiều hình ảnh trang hoàng lộng lẫy được làm từ giấy và thường có bắn pháo bông tại công viên Nishi-kōen. Ngày lễ ở đây bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm và được tiếp tục diễn ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.

Theo phong tục cổ truyền, vào ngày lễ Thất Tịch người dân sẽ xếp hình giấy của mình theo 7 hình phổ biến mang nhiều ý nghĩa khác nhau như cánh hạc, Kimono, túi xách, lưới hay bao ,… để trang trí hay gửi tặng những người thân yêu, cầu chúc may mắn và hạnh phúc đến với họ.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

Ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản

Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc cũng có tên gọi riên là ngày Chilseok (칠석). Vào ngày này, người Hàn Quốc tin rằng tắm theo nghi thức truyền thống sẽ có sức khỏe tốt. Ngoài ra, đây cũng là ngày người Hàn ăn bánh mì bột mì và bánh mì nướng truyền thống.

Chilseok được cho là dịp cuối cùng để người Hàn thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì. Đó là bởi vì những cơn gió lạnh sau ngày này sẽ làm hương thơm của lúa mì bị mất đi, không còn trọn vẹn. Người Hàn Quốc cũng thường ăn bánh kếp lúa mì và sirutteok (bánh giầy phủ đậu đỏ) vào ngày lễ ý nghĩa này.

Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch

>>>>>Xem thêm: Gợi ý cách hỏi Chat GPT hiệu quả để nhận về kết quả chính xác

Người Hàn thường thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì vào ngày Thất Tịch (Chilseok)

Trên đây là những chia sẻ về ngày lễ Thất Tịch – ngày Ngưu Lang – Chức nữ gặp nhau. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu Thất Tịch là ngày gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ tình nhân ở các nước phương Đông. Hãy chia sẻ đến bạn bè và cùng nhau ăn chè đậu đỏ trong ngày này để gặp may mắn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *