Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì một trong những khái niệm cơ bản mà bạn phải biết là phơi sáng. Hôm nay, cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu ngay phơi sáng là gì trong chụp ảnh nhé!
Bạn đang đọc: Phơi sáng là gì? Tất tần tật thông tin về phơi sáng trong chụp ảnh
Contents
Phơi sáng là gì?
Phơi sáng (Exposure) là thuật ngữ dùng để biểu thị số lượng ánh sáng được cảm biến tiếp nhận khi chụp ảnh. Nó sẽ quyết định độ sáng tối của bức ảnh.
Thông thường, có ba yếu tố với tên gọi là tam giác phơi sáng, quyết định độ phơi sáng của một bức ảnh đó là khẩu độ (aperture), tốc độ màn trập (shutter speed) và độ nhạy sáng (ISO). Bạn cần điều chỉnh sao cho 3 yếu tố trên cân bằng thì mới cho một bức ảnh đẹp.
Độ sáng của bức ảnh được tính bằng đơn vị EV (Exposure value). Nếu EV = 0, nghĩa là hình ảnh bạn đang chụp có giá trị phơi sáng là 1 giây ở tiêu cự f1. Mỗi khi điều chỉnh lên xuống (stop) một nấc sẽ làm tăng hoặc giảm một 1/2 EV.
Tam giác phơi sáng
Tốc độ màn trập (Shutter speed)
Tốc độ màn trập (Shutter speed) là khoảng thời gian cần thiết để máy chụp được một bức ảnh. Ví dụ chi tiết, với loại máy ảnh Nikon D850, có nhiều tốc độ màn trập từ 1/8000 giây đến 30 giây để bạn lựa chọn, tương tự thì thời gian cần để phơi sáng cũng lâu hơn.
Vì sao tốc độ màn trập là yếu tố quyết định khi phơi sáng?
Có thể nói, tốc độ màn trập là yếu tố quan trọng giúp quyết định chế độ phơi sáng vì tốc độ màn trập càng dài, lượng ánh sáng đi qua màn trập sẽ càng lớn và ngược lại. Tức là với mỗi điều kiện chụp hình, bạn cần điều chỉnh tốc độ màn trập phù hợp để bắt được những khoảnh khắc có ánh sáng phù hợp.
Hướng dẫn điều chỉnh tốc độ màn trập
Việc điều chỉnh tốc độ màn trập chưa có những hướng dẫn cụ thể nào, người chụp cần tự học hỏi, luyện tập dựa trên thực tế, công việc hằng ngày. Sau đây là một số gợi ý nhỏ bạn có thể tham khảo nhé!
- Nếu chụp hình cho các hoạt động thể thao và cảnh động vật hoang dã di chuyển thì nên sử dụng tốc độ từ 1/500 giây trở lên.
- Chụp hình chân dung tele thì nên sử dụng tốc độ từ 1/100 giây trở lên.
- Chụp hình chân dung tĩnh hoặc hình du lịch góc rộng, không có nhiều vật di chuyển thì nên dùng tốc độ từ 1/50 giây trở lên.
- Cuối cùng, nếu bạn có chân máy và đối tượng bạn cần chụp hoàn toàn đứng yên thì có thể sử dụng bất cứ tốc độ trập nào cũng được.
Khẩu độ (Aperture)
Khẩu độ
Khẩu độ (Aperture) là độ mở của ống kính, cho phép một lượng ánh sáng phù hợp đi qua. Bộ phận này được miêu tả tương tự như con ngươi trong mắt chúng ta vì chúng có thể co lại hoặc mở ra một cách kinh hoạt.
Ký hiệu của khẩu độ là f/tham số. Ví dụ: Khẩu độ f/2, khẩu độ f/8, khẩu độ f/16,…
Khẩu độ và phơi sáng
Khẩu độ và phơi sáng có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định mức độ ánh sáng trong bức ảnh bạn chụp. Vì vậy, khẩu độ càng lớn, bức ảnh sẽ càng sáng hơn. Thông thường, khi chụp vào ban đêm, bạn nên điều chỉnh các khẩu độ như f/1.4 và f/2 là phù hợp.
Khẩu độ và độ sâu trường ảnh (Depth of field)
Bên cạnh phơi sáng, khẩu độ cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, là độ rõ nét của cảnh từ trước ra sau. Độ sâu trường ảnh được thể hiện rõ với mỗi loại ảnh. Ví dụ như ảnh phong cảnh, bạn sẽ cần độ sắc nét thể hiện lên từng cảnh vật từ gần đến xa.
Vì vậy, muốn sở hữu một bức ảnh đẹp, bạn cần nắm được mối liên hệ giữa khẩu độ và độ sâu trường ảnh để điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, khi bạn muốn chụp một bức ảnh lấy nét từ trước ra sau thì nên điều chỉnh khẩu độ nhỏ khoảng f/11 hoặc f/16, còn khi chụp ảnh người, chân dung, thì nên điều chỉnh khẩu độ lớn (f/1.4 hoặc f/2.8) để làm nổi bật chủ thể chính.
ISO – Độ nhạy sáng
ISO không thuộc tam giác phơi sáng mặc dù cũng giúp làm sáng ảnh chụp. Nguyên nhân là bởi cơ chế thay đổi ánh sáng của ISO không liên quan đến lượng ánh sáng bức ảnh nhận được. Mà chức năng này giúp làm sáng ảnh sau khi cảm biến đã tiếp xúc với ánh sáng.
Vì vậy, độ nhạy sáng ISO sẽ phát huy tác dụng khi bạn đã thử hết tất cả các cách để tăng độ sáng cho ảnh. Tuy nhiên, nếu ISO càng tăng thì độ nhiễu hạt (độ mờ) của bức ảnh càng nhiều. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi điều chỉnh.
Tìm hiểu thêm: Easter egg là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa trong các lĩnh vực khác nhau
Một vài kiểu phơi sáng
Phơi sáng quá mức
Phơi sáng quá mức (Overexposure) là khi cảm biến máy ảnh nhận được quá nhiều lượng ánh sáng khiến bức ảnh sáng hơn bình thường. Kỹ thuật này thường sẽ được dùng để điều chỉnh những tấm ảnh chụp ngược sáng.
Thiếu phơi sáng
Thiếu phơi sáng (Underexposure) là khi ánh sáng thu vào thông qua cảm biến máy ảnh thấp hơn mức bình thường. Vì thế, tổng thể bức ảnh thường hơi tối màu, âm u và hơi khó nhìn những chi tiết quá nhỏ.
Phơi sáng lâu
Phơi sáng lâu (Long Exposure) là khi chọn tốc độ màn trập thấp, thu ánh sáng trong thời gian dài và kỹ thuật này thường áp dụng khi chụp các cảnh vào buổi tối.
Phơi sáng kép
Cuối cùng là phơi sáng kép, đây là kỹ thuật người dùng ghép 2 tấm ảnh có độ phơi sáng khác nhau vào làm một.
Cách thiết lập để điều chỉnh độ phơi sáng trong từng trường hợp
Các chế độ phơi sáng trên máy ảnh
- Chế độ M (Manual): Chỉnh hoàn toàn bằng tay, sử dụng kinh nghiệm hoặc kiến thức để kiểm soát bộ ba tam giác phơi sáng.
- Chế độ P (Programed auto): Máy sẽ tự động tính toán và đề xuất cho bạn một thông số chụp phù hợp, bạn có thể cân nhắc và thay đổi bất cứ yếu tố nào tùy ý.
- Chế độ S hoặc Tv (Shutter priority): Là chế độ cài đặt ưu tiên màn trập. Cụ thể, bạn tự do chọn tốc độ màn trập mà mình muốn, sau đó máy sẽ tính toán khẩu độ theo ISO phù hợp. Tương tự như chế độ trên, bạn có thể thay đổi nếu mong muốn. Chế độ này giúp hạn chế hiện tượng rung máy do tay cầm, nhờ tốc độ màn trập nhanh, bạn dễ dàng bắt kịp mọi khoảnh khắc mà không lo bị nhòe, mờ.
- Chế độ A (Aperture priority): Cuối cùng, đây là chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn được tự do chọn khẩu độ mong muốn, máy sẽ tính toán và đề xuất tốc độ màn trập theo ISO phù hợp. Chế độ này phù hợp để chụp hình phong cảnh, ảnh tĩnh.
Gợi ý điều chỉnh phơi sáng tốt trong một vài trường hợp
Một số máy ảnh hiện đại có sẵn chế độ cân bằng tam giác phơi sáng. Tuy nhiên, chế độ này không phù hợp với mọi môi trường chụp hình nên vẫn cần tự điều chỉnh dựa vào kinh nghiệm riêng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo nội dung dưới đây.
Chụp phong cảnh ban ngày
- Bạn nên sử dụng chân máy để đảm bảo ảnh chụp không bị mờ, nhòe vì rung.
- Cân nhắc chọn chế độ ưu tiên khẩu độ, máy ảnh sẽ tự động lựa chọn đề xuất tốc độ màn trập phù hợp.
- Khẩu độ đề xuất là chụp f/8, nhưng nếu bạn muốn ảnh có độ sâu trường ảnh nhiều hơn thì nên sử dụng khẩu độ f/11 hoặc f/16. Lưu ý rằng, đề xuất bên trên được áp dụng với máy ảnh full-frame thôi nhé. Khẩu độ tương đương với máy ảnh của bạn sẽ được tính bằng cách chia các số này cho hệ số crop của máy ảnh bạn đang dùng.
- Sử dụng ISO mức cơ sở.
- Tuy nhiên, trong quá trình chụp thì tùy điều kiện mà bạn nên điều chỉnh khẩu độ để có độ phơi sáng thích hợp.
- Không nên kéo sáng quá mức vì dễ làm vùng sáng trên máy ảnh bị cháy. Điều này rất khó để cứu vớt, thậm chí sẽ làm hư luôn tấm ảnh.
Chụp ảnh chân dung (Không có đèn flash)
- Để có một tấm ảnh chất lượng, không rung nhòe, bạn nên dùng tay cầm máy hoặc sử dụng chân máy.
- Cân nhắc chọn chế độ ưu tiên khẩu độ.
- Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn, nên chọn khẩu độ tạo ra độ sâu trường ảnh trung bình – thường là ở khẩu độ f/2.8 hoặc f/1.4. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, bạn cũng nên kiểm tra và căn chỉnh tốc độ màn trập phù hợp để ảnh không bị nhòe.
- Nên giữ ISO ở mức thấp, nhưng nếu ảnh bạn không đủ sáng thì nên nâng lên.
- Cần chú ý không để những vùng sáng trên bức ảnh bị cháy, nếu ảnh quá tối, bạn có thể sử dụng bù phơi sáng âm trong khâu hậu kỳ.
>>>>>Xem thêm: True Love là gì? 10 cách tìm “True Love” với ứng dụng hẹn hò
Sau khi đọc bài viết bên trên, chắc bạn đã biết được phơi sáng là gì rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức mới về nhiếp ảnh. Cũng như cách sử dụng máy ảnh để có được những tấm ảnh chụp ưng ý nhất.